Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

(39) Nhẫn


23/04/2013 13:42 
Có khi NHẪN để yêu thương
Có khi NHẪN để tìm đường tiến thân
Có khi NHẪN để chuyển vần
Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hoà

Có khi NHẪN để vị tha
Có khi NHẪN để thêm ta bớt thù
Có khi NHẪN tính giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt, đường tu ai tường?

Có khi NHẪN để vô thường
Không không, sắc sắc, đoạn trường trần ai!
Có khi NHẪN để lắng tai
Khôn khôn, dại dại, nào ai tránh vòng?

Có khi NHẪN để khoan dung,
Ta vui, người cũng vui cùng có khi.

Có khi NHẪN để tăng uy
Có khi NHẪN để kiên trì bền gan
Có khi NHẪN để an toàn
Có khi NHẪN để rõ ràng đúng sai

Bạn bè giao thiệp nào ai?
Có khi NHẪN để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó dễ mà,
Chữ TÂM, chữ NHẪN xem ra cũng gần..
                     sưu tầm

Sưu tầm từ Blog Gia Hân.

(38) Đêm ngắm trăng Sài Gòn


22/03/2011 18:04 
vẫn là trăng cũ đó thôi
ngàn năm xưa vẫn sáng soi dặm trường.
vẫn là trăng nhớ - trăng thương
của ai tát nước bên đường...câu ca.
vẫn vừng trăng của đôi ta
trải bao tròn - khuyết - non - già...vầng trăng.
cây đa,chú cuội,chị hằng...
ánh trăng dạo ấy còn chăng - bây trừ?
đêm trăng thành phố hững hờ
mảng vui ánh điện ai chờ trăng đâu!
chỉ tình yêu tự xa,sâu
thấy trăng thấy cả buổi đầu biết yêu.
chỉ mình ai vẫn đợi chờ
nên trăng thành phố không mờ -với ai......


( Sưu tầm từ Blog Minh Anh Sài Gòn )

(37) FULL : Bài giảng nổi tiếng của tiến sĩ Lê Thẩm Dương tại FBS


Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

(36) Hoàng Cát một thi nhân một cuộc đời




Có lần mấy anh em gặp nhau anh Hoàng Cát nói với chúng tôi về dự định xuất bản tập thơ Thanh thản. Anh cười rưng rưng:
- Cả đời anh chỉ mong ước được thanh thản mà khó quá. Bây giờ anh thanh thản rồi, anh hạnh phúc và vui lắm. Xung quanh anh có bao nhiều bạn bè, nếu bây giờ anh chết ít nhất có hai đứa mi ( tôi và Tuyết Nga) khóc anh đúng không? Anh mãn nguyện lắm, anh sung sướng lắm…kha kha.


Tôi nhìn nụ cười của anh, lòng se sắt hiểu rằng nếu một ngày còn cầm trên tay cây bút viết anh còn trăn trở mãi với trái tim yêu với cuộc đời. Làm sao thanh thản được đây khi cuộc đời anh như một thước phim sống về cái mà người ta hay gọi là “vạ văn chương”. Đã hơn ba chục năm trôi qua nói đến Hoàng Cát là người ta nói ngay đến tác phẩm Cây táo ông Lành của anh.
Ngay từ lần đầu tiên gặp anh Hoàng Cát tôi đã thấy hai tố chất trái ngược nhau luôn tồn tại trong anh. Một Hoàng Cát với tâm hồn trẻ trung, bất diệt, không gục ngã trước bất kỳ hoàn cảnh nào và một Hoàng Cát đâu đó thoảng qua những phút cô đơn đến yếu mềm.


- Không yêu anh không sống được, còn một giây phút nào trên đời anh còn yêu. Anh thường nói vui với bạn bè như vậy.Yêu - là khổ!
Phải rồi yêu là khổ!
Nhưng – Thà khổ - còn hơn vô vị cả kiếp người!!!( Yêu là khổ - Thanh thản – NXBHVN)
Bạn bè nói về thơ Hoàng Cát khá nhiều, một dòng thơ hiền lành giàu cảm xúc. Đọc thơ của anh không chỉ là câu chữ mà phải đọc bằng chính trái tim mình hoà cùng với cuộc đời người viết. Tôi đã đọc thơ tập thơ của anh khi nghe rõ tiếng mưa rơi lộp bộp gõ vào khuya lơ khuya lắc, lúc lòng mình bình lặng nhất. Thế hệ tôi đã khác thế hệ anh một quãng đường dài, tôi không dám bàn nhiều về thơ anh vì có những điều sâu xa mà những người ngoại đạo như tôi chưa hiểu được. Tôi chỉ muốn nói về anh, một Hoàng Cát, một thi nhân với một số phận quăng quật đến nghiệt ngã…
37922-h12.jpg


Đưa cô con gái cưng của mình đến thăm Hoàng Cát trong ngôi nhà tập thể nhỏ và sơ sài của anh ở ngõ 103 Nguyễn An Ninh. Nó chật chội như chính chỗ của cuộc đời dành cho anh vậy, chỉ có phòng văn của anh lấp lánh một điểm sáng trí tuệ. Trên tường treo những tấm ảnh của những người bạn tri âm tri kỷ của anh Hoàng Cát như cố thi sỹ Xuân Diệu, anh Nguyễn Trọng Tạo và ảnh của Hoàng Cát trong những thời kỳ khác nhau. Các bức ký hoạ chân dung do bạn bè vẽ tặng, ai vẽ nổi một chân dung Hoàng Cát nhỉ, tôi băn khoăn tự hỏi mình. Trong tủ có rất nhiều sách, sách văn học trong nước, sách văn học nước ngoài và cả sách bằng tiếng Pháp nữa. Nhà thơ tóc đã bạc phơ và để dài như tóc một ông tiên, anh già hơn nhiều so với cái tuổi 67 của anh chỉ còn nụ cười tươi và giọng nói sang sảng là tài sản quý giá của anh sau bao nhiêu gian nan thăng trầm …


Anh đọc cho hai mẹ con tôi nghe bài thơ của anh Xuân Diệu viết tặng anh khi chia tay, bài thơ như viết cho một người tình.
EM ĐI
(Thơ Xuân Diệu tặng Hoàng Cát)


Em đi, một tấm lòng son mãi,
Như ánh đèn chong, như ngôi sao;
Em đi, một tấm lòng lưu lại;
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào!


Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga,
Chưa chi ta đã phải chia xa,
Nụ cười em nở, tay em vẫy;
Ôi mặt em thương như đoá hoa!

Em hỡi! Đường kia vướng những gì,
Mà anh nghe nặng bước em đi.
Em ơi! Anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em, chẳng chịu lìa!


Nhưng bóng em đi đã khuất rồi,
Đứt là khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm,
Buộc mãi đôi thân, dẫu cách vời.

Em hẹn sau đây sẽ trở về,
Sống cùng anh lại những say mê;
Áo chăn em gửi cho anh giữ,
Xin giữ cùng em cả hẹn thề!

Một tấm lòng em , sâu biết bao;
Anh thương em mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát!
Em chớ buồn nghe, anh nhớ, yêu!1965.


Có lẽ mãi về sau này giới văn chương vẫn cứ hoài nghi về “ mối tình” giữa hai chàng thi sỹ ngất men say này.
Giọng của Hoàng Cát đọc thơ ấm lắm mà sao nghe muốn khóc vô cùng:“ Mười hai tuổi con đã cày đã cuốc
Đã tự nuôi thân. Đã phải sống xa nhà
Thời “cải cách” cả nhà không hạt thóc
Không củ khoai. Không mảnh bát cái niêu

Anh em chúng con phải ra đồng đi mót
Chỉ mấy rễ khoai lang – cũng là bữa ăn chiều!!!”


( Tạ từ - Thanh thản - NXBHNV)
Sinh ra trên mảnh đất miền Trung nghèo khó “ chó ăn đá gà ăn sỏi”, lớn lên vào bộ đội, một cái chân đã gửi lại chiến trường. Anh thương binh trở về một nhà máy cơ khí làm việc, anh viết văn từ khi còn rất trẻ. Tai bay vạ gió rơi xuống đầu thi nhân từ khi truyện ngắn Cây táo ông Lành đăng trên báo Văn nghệ thời bấy giờ.


Nựng cu Ten tìm cho ông ngoại cái kính đen, anh Hoàng Cát mang xuống một tập báo đã úa vàng, giữ như báu vật từ năm 1974. Cả bài viết trong tạp chí Học tập (tên của Tạp chí Cộng sản ngày xưa) mà mới chỉ liếc qua đã thấy rụng rời : “ một truyện ngắn về thiếu nhi đăng trên tuần báo Văn nghệ trong thời gian qua thuộc loại nấm độc nguy hiểm. Với lối viết theo kiểu “ biểu tượng hai mặt” truyện này gieo rắc hoài nghi trong quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng ta, reo rắc tư tưởng chống đối lại đường lỗi cách mạng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền chuyên chính vô sản của chúng ta...”


Con tôi hỏi:
- Rồi sau này cuộc sống của bác ra sao, bác có nhận hình thức kỷ luật chính thức nào không?
- Không con ạ, chỉ là treo bút không chính thức 14 năm rưỡi thôi. Thời đó không có báo nào dám đăng bài của Hoàng Cát cả. Mãi đến đầu năm 1988 báo Nhân dân mới đăng lại bài đầu tiên của bác. Vài năm sau khi bài báo có truyện ngắn Cây táo Ông Lành ra đời, bác được nhà máy cho về nghỉ mất sức năm đó bác mới 36 tuổi. Là thương binh với đồng lương mất sức từ đó bác phải ra vỉa hè để kiếm sống trong một sự phong toả vô hình…


Chợt đau đáu hiểu ra tại sao có những câu thơ thế này trong thơ anh:“ Tôi chưa chết - đấy mới là chuyện lạ!
Mười bảy nghề tủi nhục nắng mưa,
Hăm ba Tết: đập tanh bành quán cóc,
Kẹo bánh hất tung, tôi ôm mặt khóc oà!...


Dẫu là vậy – chỉ tủi buồn. Không giận
Chỉ xót xa thân phận CON NGƯỜI;
Và thương lắm! Kế mưu sinh lầm lụi
Bao cuộc đời cùng chịu kiếp như tôi…( Tôi đang sống - Thanh thản - NXBHNV)


Con người Hoàng Cát là thế! Khi bị ức hiếp chỉ tủi buồn không oán trách ai, có lẽ anh đã vượt lên được chính mình bởi lòng bao dung nhân hậu. Mọi trắc trở trong cuộc đời được nhìn dưới góc độ nhân văn nhất hoà chung với bao thân phận nghèo và có lẽ chính nhờ thời gian này mà anh đã có tập thơ “ Cảm ơn vỉa hè”…


Anh kể : “ đã bao lần định bẻ bút thôi không viết nữa, nhưng cái nghiệp thi nhân là do “ trời đầy” không sao gỡ ra. Viết rồi xé, rồi đốt, nhưng điều anh ân hận nhất là trong lúc bi quan cùng cực nhất anh đã đốt đi hơn một trăm lá thư của Xuân Diệu gửi cho anh về văn, về đời”. Tôi nhìn thấy nỗi buồn nhớ Xuân Diệu đến quay quắt trong mắt anh.


Gần mười lăm năm “tai nạn văn chương” của anh có giống như thân phận lưu lạc của nàng Kiều mà xót xa đến vậy. Phải có một nghị lực phi thường lắm, sức sống dẻo dai lắm mới vượt qua được dư luận và nghèo hèn ngần đó năm trời. Vậy mà đôi lúc tôi bắt gặp một Hoàng Cát yếu đuối, cô đơn đến mềm lòng:
Làm thi nhân – là khổ lắm nghe em
Tim ta bé. Mà địa cầu quá lớn!
Ta có thể cho nhau màu năm tháng
Nhưng làm sao cho hết cả thiên hà?( Gửi người phương xa - Thanh thản - NXBHNV)


Những khi đêm về một mình với phòng văn tĩnh lặng anh trò chuyện với con dế, con chim sâu, con mèo hoang, sao mà cô đơn đến thế. Tôi bỗng hiểu rằng người ta yêu thương nhiều bao nhiêu, cô đơn bấy nhiêu mà thôi.


Về đi dế!...Mày đi đâu lâu thế?
Mấy đêm nay trăng rải đầy thềm,
Sao không thấy tiếng đàn mi réo rắt,
Tao một mình trống trải cả trời đêm( Nói với con dế - Thanh thản - NXBHNV)


Trong nỗi cô tịch anh dàn trải lòng mình với thiên nhiên, với những con vật nhỏ bé như tri âm tri kỷ. Ta có cảm giác rằng tâm hồn anh như một cung đàn, chỉ tiếng gió nhẹ cũng làm rung lên cung bậc. Trái tim ta là sợi dây đàn
Khao khát ngân rung – dưới bàn tay người đẹp
Bất chợt gió tràn qua – cơn bão xiết
Muôn ngàn âm thanh rạo rực trào dâng!
( Lời của sợi dây đàn – Thanh thản - NXBHNV)
107151-8.jpg


Tôi đã gặp chị Tâm người vợ có dáng lam lũ và nhẫn chịu của anh, người đã cùng anh san sẻ bao nhiêu cực nhọc của cảnh cơ hàn. Yêu một người đàn ông đã khó, yêu và làm vợ một người đàn ông thi nhân khó hơn vạn lần. Cuộc đời Hoàng Cát sẽ ra sao nếu không có chị, nhưng trong khi tâm hồn thi sỹ của anh vẫn chấp chới những bóng hồng. Trai tài gái sắc không yêu nhau mới lạ, nhưng không phải người đàn bà nào cũng chịu san sẻ tình yêu. Thảng hoặc nếu có thì cũng đắng đót trong lòng. Anh là người đam mê thơ ca, hoa lá và phụ nữ đẹp, Hoàng Cát luôn nói thật lòng mình rằng anh không yêu chỉ một người.
Tóc anh trắng rồi. Em có biết chăng
Đêm thăm thẳm, nhưng khi lòng chợt lắng:
Nhớ da diết nụ cười em toả nắng
Anh mắt trong – vời vợi khoảng trời yêu


Đà lạt ơi! - Ta khắc khoải sớm chiều
Có phép thần nào đưa em về Đà lạt?
Cho ta được lần cuối đời dào dạt
Một lần yêu – Yêu cho cả cuộc đời!...


Đà lạt không em – Đà lạt lạnh. Trời ơi!( Đà lạt không em – Thanh thản - NXBHNV)


Có lần anh tâm sự:
- Em đừng bao giờ tranh luận nếu có người khen hoa hồng đẹp hơn hoa cúc hay ngọc lan. Hoa hồng có cái đẹp của hoa hồng, hoa cúc có cái đẹp của hoa cúc. Phụ nữ nào cũng đẹp, có phụ nữ đẹp lung linh như trăng rằm, có phụ nữ đẹp đằm thắm dịu dàng, có phụ nữ đẹp chân chất mộc mạc. Đó chính là điều làm thi vị cuộc sống này và anh yêu tất cả những người phụ nữ.


Cũng như bao nhiêu thi nhân trong đời, họ sống một phần đời thực một phần là ảo ảnh trong thơ. Hoàng Cát không phải là một ngoại lệ, nhưng bên cạnh các nàng thơ anh luôn trân quý người vợ hiền thục của mình. Có cả một tập thơ Ngôi sao biếc anh viết tặng chị. Có những bài viết vô cùng cảm động và tôi chợt có ý nghĩ rằng sao mình không viết gì về chị nhỉ?
NGÔI SAO BIẾC
(Yêu thương tặng vợ tôi)


Cảm ơn em đã truyền lửa cho anh,
Để năm tháng không trở thành băng giá,
Để khổ đau không quật anh gục ngã.

Anh như cây trơ trọi giữa mùa đông,
Xơ xác lá, toác cành, trốc rễ,
Em lặng lẽ làm mưa, dịu nhẹ.


Sẽ ra sao cuộc đời anh, em nhỉ,
Nếu không em làm điểm tựa tháng ngày?
Xin cảm tạ trái tim em tri kỷ,
Đã cùng anh san sẻ mọi đắng cay.


Em thân yêu! – Em là Ngôi sao biếc,
Dẫn anh qua sa mạc mịt mùng,
Để sớm mai nay bất ngờ nắng rạng,
Anh được bàng hoàng, ngơ ngác trước dòng sông…1990.


Các nhà thơ viết thơ cho tình nhân nhiều lắm, những bài thơ đẹp như áng mây trời nhưng viết về vợ và gọi vợ là ngôi sao biếc như thế này thì thật hiếm hoi. Và người phụ nữ như chị Tâm sẵn sàng đổi cả đời mình để yêu anh chắc cũng hoàn toàn mãn nguyện. Cái cách thi nhân trả nghĩa cho vợ khôn khéo làm sao.


Hoàng Cát không chỉ viết thơ tình, anh viết thơ tặng bạn bè, con gái, các cháu. Bài nào cũng đầy yêu thương từ một người đã trải qua bao nhiêu biến động của cuộc đời, nên hạnh phúc với cháu con anh yêu quý vô bờ:Cháu về bên nội cuối tuần,
Mà ông đã nhớ bần thần cháu ơi!
Ông như nghe tiếng cháu cười
Và nghe cả tiếng cháu vòi vĩnh yêu;


Nhà ông bỗng trống ra nhiều,
Sân vườn càng rộng, vắng teo – thật buồn!( Cháu về bên nội – Thanh thản – NXBHNV)


Ông sẽ hoá thành hoa, cho cháu hái
Hoá thành kem, cho cháu buổi chiều hè
Hoá chăn ấm đêm đông, cho cháu cuộn
Hoá êm đềm – tay mẹ cháu vuốt ve!...( Là thi sỹ – Thanh thản – NXBHNV)


Anh luôn nói rằng anh sung sướng, anh mãn nguyện, anh hạnh phúc nhưng đến bao giờ ký ức của những ngày cơ cực mới vĩnh viễn rời xa. Anh đã đạt được cái ước nguyện lớn nhất của đời mình là trở thành thi nhân. Tuổi già anh có niềm vui chơi đùa cũng các cháu, vậy là là thanh thản. Anh cũng thật may mắn có những người bạn luôn luôn là chỗ dựa cho anh cả vật chất lẫn tinh thần như các anh Nguyễn Trọng Tạo, Vương Trọng, Trần Quang Đạo…. Âu đó cũng là cuộc đời trả nghĩa cho anh.

Đã bao lần cận kề với cái chết anh dường như đã chuẩn bị cho sự ra đi của chính mình. Anh viết lời tạ từ, lời chào bè bạn:Thì hãy sống
Như là Nắng sớm
Như là Hoa chớm nở
Như là Hương;
Như nụ cười
Trong vòng ôm bè ban:
Như bữa cơm chiều bên cháu bên con(Chết – Thanh thản – NXBHNV)

Cuộc đời Hoàng Cát với bao nhiêu là thăng trầm như vậy nhưng cuối đời ước nguyện của anh trở thành Văn nhân, Thi sỹ đã toại nguyện. Đôi khi tôi cứ tự hỏi nếu không có Cây táo ông Lành thì liệu có một Hoàng Cát – Thi nhân ngày nay hay không?. Con người đã trải qua tôi luyện đã trở nên cứng rắn, vượt quá mọi trớ trêu của số phận, tôi luyện nên một bản lĩnh văn nhân, để rồi thanh thản vì đã sống hết mình, yêu hết mình và vắt kiệt hết mình cho những vần thơ. Tôi rất thích bài thơ:


MỖI BÌNH MINHMỗi bình minh thức dậy với mặt trời
Ta lai thấy một chùm hoa khế nở
Màu tím biếc như sắc trời chớm mở
Gió dịu dàng hôn lên chùm hoa

Ta biết rằng ta sắp sửa đi xa
Xa mãi mãi vào vô cùng vô tận
Khế vẫn nở hoa – trước hiên nhà mỗi sớm
Lũ chim trời vẫn về đây ríu ran

Là thi nhân – ta yêu hoa vô vàn
Yêu cuộc sống gia đình
Yêu bè bạn
Yêu cháu, thương con
Như là Ánh sáng
Trước mỗi bình minh
Ta vẫn tự yêu mình

Giờ trái tim bỗng trở chứng – mong manh
Có thể vỡ bất kỳ trong khoảnh khắc
Trước mỗi ban mai ta càng yêu da diết
Cuộc đời ơi!
NGƯỜI ĐẸP đến thắt lòng!...Có được vài giờ trò chuyện với anh, cuộc đời Hoàng Cát như một thước phim quay chậm lại trước mắt tôi. Tôi muốn nói với con gái tôi rằng, hôm nay con đã được gặp một thi nhân Việt nam mà sau này sẽ còn có nhiều người viết về bác như một huyền thoại văn học. Cuộc đời không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, nhưng không được phép gục ngã trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho tới khi đến đích. Có gặp khó khăn mới trở thành người từng trải, có yêu thương mới hiểu làm sao người ta có thể nhớ đến cháy lòng.


Đóng tập thơ Thanh thản lại lúc đồng hồ đã quá ba giờ sáng tôi tự nói với mình: “ cuộc đời Hoàng Cát – cuộc đời của một thi nhân”


Sưu tầm từ Blog nhà thơ Nguyệt Vũ :


http://blog.yahoo.com/nguyetvu/articles/920663/index

http://nguyetvutq.blogspot.com

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

(34) Truyện ngắn giải nhất báo Văn Nghệ năm Nhâm Thìn


19/04/2013 16:52  
VanVN.Net - Cuộc thi truyện ngắn của Văn nghệ mới qua nửa chặng đường nhưng đã có thể nhìn thấy thành công, nói như Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh là nó cho phép hình dung đã có một thế hệ nhà văn trẻ ra đời, xin chúc họ đủ tài, đủ tự tin đứng trên vai các thế hệ đi trước để đảm bảo chắc chắn cho tương lai văn học nước nhà. Ông cũng nói nó hay một cách đằm thắm, đầy nhân tính và giúp căn chỉnh lại độ lệch chênh của văn học trẻ hồi đầu đổi mới; chúng tôi chỉ xin thêm: Đằm thắm nhưng vẫn nóng, nó vừa mở ra sự đa dạng các vấn đề bức xúc của đời sống, của thân phận con người vừa mở sâu về nhiều hướng cho thủ pháp nghệ thuật lại vừa làm Văn nghệ nóng hẳn lên và mặn mà thêm. Một số truyện trong nửa đầu của cuộc thi lần này đã vượt qua các cuộc thi trước đây hay ít nhất, ấy cũng là lời chúc năm mới cho truyện ngắn, cho văn học Nhâm Thìn...
BẠN KHÁCH
Truyện ngắn của Lê Thanh Kỳ
Lê Thanh Kỳ, Sinh năm 1957
Quê quán: Duy Tiên, Hà Nam.
Hiện đang  sống và làm việc tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam
Nghề nghiệp: Thợ hàn.
Bắt đầu viết văn từ năm 2008. Hội viên hội VHNT Hà Nam.
Tác phẩm đã xuất bản: Bão đất - Tiểu thuyết, Nhà XB Hội Nhà Văn, năm 2008
Giải thưởng Văn học:
- Giải ba cuộc thi viết về ngành giáo dục - Truyện ngắn Mẹ con nhà chuột, năm 2010
- Giải nhì cuộc thi truyện ngắn tỉnh Hà nam - Truyện ngắn Ba người đàn bà.
Tôi nhận được cú điện thoại của Kim làm ở Công ty du lịch: - Mày còn nhớ thằng Khền không?
- Khền nào?
- Thằng Khách Khền ấy!
Im lặng. Bạn tôi giải thích:
- Thằng Khền người Tàu, bạn thân của mày ngày bé ấy, nhớ ra chưa? Rồi nó gặng tiếp như rặn ra từng câu: “Nhớ ra chưa?”
Những thước phim ký ức vùn vụt tua lại
- Nhớ ra rồi.
Tôi reo lên. Thằng Khền mắt sâu, gầy nhẳng định dạy tôi cái món võ Tàu nhưng tôi không thiết. Mừng quá, tôi dồn lại nó:
- Hiện giờ nó đang ở đâu? Sao mày biết nó?
Nó cười kèng kẹc trong điện thoại:
- Từ từ, được rồi, từ từ…
Tôi ghét cái kiểu làm việc câu giờ của mấy tay làm việc công.
- Hiện giờ đang ở Hà Nội. Nó đi du lịch, cho cả vợ con sang. Khền xin bỏ tour để về chơi với mày. Rồi Kim lề thề dặn dò: “Về nguyên tắc, chúng tao không cho nó đi tự do nhưng nó là bạn thân của mày nên tao đứng ra bảo lãnh. Có điều mày phải giữ gìn nó cho tao, nó mà xảy ra chuyện gì là tao bị công ty nó giết! Nghe chưa?”
Tôi mừng không tả được. Nếu tả thì tôi tả thế này: “Vừa trông thấy bạn, mừng quá bọt mép xùi ra, ngất luôn”. Thú thực, nó là đứa bạn thân nhất của tôi thời thơ ấu. Lớn lên thì đã xa nhau. Tôi nhớ nó suốt một thời gian dài rồi thời gian cũng cuốn trôi theo cùng nỗi nhớ, nhưng tình bạn của chúng tôi thì vẫn còn khắc đậm trong tâm trí. Giờ nhắc đến nó tôi như phát cuồng. Tai tôi vẫn đang nghe thằng bạn ở công ty du lịch lải nhải trong điện thoại: “Thằng này mà là dân thường thì tao mặc kệ con mẹ nó, nhưng xem chừng nó cũng không phải là loại tầm thường. Lúc kiểm tra hộ chiếu, nhìn người nó là tao nhận ra ngay. Mày xem trí nhớ của tao có tuyệt vời không? Thay đổi bao năm mà tao vẫn nhận ra nét cũ của nó. Thằng Khền hỏi thăm mày, tao nói cho nó biết. Nghe xong nó bảo: “Không nên bỏ lỡ cơ hội” thế là nó liền thay đổi lịch trình. Tao ôkê liền. Thằng này ở Trung Quốc có mấy cái nhà máy, tao liền nghĩ ngay đến mày. Một công đôi việc, sau này có làm ăn được với nó thì đừng có quên tao đấy nhé”.
Đúng là thời buổi tiền đè chết tình. Tôi không còn bận tâm tới thằng bạn ở công ty du lịch ấy nữa. Mọi ý nghĩ bây giờ dồn cho thằng Khền. Tôi gọi điện ngay báo tin cho vợ. Vợ tôi hỏi: “Khền nào? Có nghe anh nhắc đến bao giờ đâu?” Tôi giải thích vắn tắt rồi dặn: “ Em chuẩn bị phòng cho anh thật chu đáo vào đấy”. “Được rồi, anh yên tâm đi”. Vợ tôi biết phải làm gì, phản xạ kinh doanh mà, cứ “hiếu” trước cái đã.
*
Đứng trước mặt tôi là một người đàn ông to béo, húi đầu cua, mắt híp, da săn, bụng phưỡn. Anh con trai thật không chê vào đâu được, cứ như chép từ ông bố sang vậy.
Ngược lại với hai người đàn ông, người phụ nữ trông mảnh mai, mắt một mí nhưng to, đen, đẹp và dễ ưa.
Nó thay đổi nhiều quá khiến tôi đứng ngây ra, còn nó thì nhận ra tôi ngay:
- Khương à? Rồi ôm chặt lấy tôi, mặt thì ngoảnh ra giới thiệu với vợ con. Tôi nghe nó phát âm lắm “phờ” lắm nhưng tiếng Việt nó còn nhớ và rất sõi. Người vợ trẻ nở nụ cười thân thiện. Vợ tôi tíu tít sai người nhà xách hành lý từ taxi rồi đưa vợ con thằng Khền vào nhà trong khi chúng tôi vẫn còn đứng ngoài đường quấn lấy nhau. Hai bà vợ nhìn thấy thế cũng vui lây. Tôi có một trang trại chuyên trồng cây lấy dầu. ở giữa đồng bằng mà có mấy trăm hec ta cây cối mát rười rượi. Thằng Khền ngắm nghía, vui lắm. Nó khen: “Việt Nam chúng mày mở cửa sau mà tiến nhanh quá”. Nhìn khu biệt thự tôi ở, nó nhận xét: “Nếu kiến trúc theo kiểu Trung Hoa thôn thì đẹp”. Tôi bảo: “Tao chỉ quan tâm tới cái tao thích”.
Tôi dẫn nó đi thăm khu vườn cây quanh nhà, vừa đi vừa thi nhau kể về mình. Mấy chục năm trời tưởng chừng không bao giờ gặp lại, thế mà bỗng nhiên cứ như trong mơ vậy. Thằng Khền ngày nhỏ mắt sâu, người toàn thấy xương là xương mặc dù thuốc Bắc nhà nó thiếu gì. Nhìn nó múa võ Tàu xàng xê nhào lộn trông cứ như một con bọ gậy. Bọn trẻ con trong làng tôi thích lắm, buổi tối thường đi tắt cánh đồng sang nhà nó xin học võ. Đứa nào học phải cống cho nó mười cái kẹo vừng một bài. Thấy tôi cứ đứng nhìn, nó bảo: “Mày học tao không lấy kẹo”. Tôi bảo: “Tao học, mày phải chi kẹo cho tao”. Tức quá nó lao vào đánh, tay múa tít như chong chóng. Tôi chạy, nó đuổi. Bất ngờ tôi quay lại, dạng chân thấp xuống nhằm đúng mặt thụi cho một phát. Tôi chỉ nghe thấy đánh “choét” một tiếng, thằng Khền ngật đầu ra đằng sau ngã ngồi xuống sân. Máu chảy ra trông hệt như con đỉa bám vào mũi chổng mông vào mồm. Lúc hai đứa cởi truồng nhảy xuống giếng làng tắm trộm, nó bảo: “Mày có nghề mà giấu”. Tôi trả lời: “Tao đâu  có biết gì”. Từ đó chúng tôi rất thân nhau, cứ xoắn lấy nhau như bện thừng. Bây giờ nó to béo thế tôi không thể nhận ra nổi. Ngay lúc ấy vợ nó đi ra, nó bá lấy vai âu yếm lắm. Rồi dứ dứ như khoe ngầm với tôi. Tôi ái ngại nhìn cái bụng của nó, đối với người phụ nữ  kia mà chơi cái trò bập bênh thì chán chết!
Ngày thứ hai vợ tôi đưa hai mẹ con thằng Khền đi lễ chùa. Tôi lái xe chở nó đi khắp nơi trong vùng, thăm lại tất cả những nơi chúng tôi đã đến, đã chơi, đã nghịch với nhau. Tôi chạy chầm chậm dọc theo con sông Nhuệ. Ngày xưa nó thường chở tôi bằng xe đạp ra bờ sông lấy hạt thầu dầu chơi. Đến cầu Nhật Tựu nó chỉ xuống dưới: “Việt Nam cũng như Trung Quốc phát triển công nghiệp làm cho sông ngòi thối rinh cả lên”. Tôi nói chuyện: “Ngày xưa người Pháp đào con sông này trong vòng mười ba năm”. Thằng Khền bảo: “Người Trung Quốc chúng tao chỉ đào trong mười ba ngày. Chỉ cần mỗi người bê một hòn đất là xong”, “Chuyện, nước chúng mày đông dân. Mỗi công đào đắp ăn một ngày hết một cân gạo. Gần một tỷ rưỡi công dân, ăn một bữa là vét sạch gạo trên hành tinh”.
Buổi chiều ngồi ăn cơm dưới tán cây trẩu. Gió từ ngàn cây lách phách, nắng vàng trải ngập con đường phân khu. Xanh xanh, xa xa là làng tôi. Chỗ tôi đang ở trước đây là dãy phố có những gia đình người Khách xen kẽ với những hộ tiểu thương. Gọi là phố chứ thực ra chỉ có hơn chục hộ dân sống bám mặt đường làm dịch vụ sửa chữa bơm vá xe đạp, bán nước mắm, xì dầu hay dấm Hà Nội… Cách đây chục năm nhà nước mở rộng con đường đi sang Hoà Bình và dãy phố kia phải dời đi chỗ khác. Năm 1979, nhà thằng Khền cùng những hộ Hoa kiều trước khi về nước đã bán hết tài sản cho các nhà hàng xóm. Giờ đây cái phố Khách chỉ còn trong ký ức. Con đường trải nhựa một bên là biển lúa vàng đang kỳ vào mẩy. Bên này xanh bạt ngàn cây bạc hà là trang trại của tôi. Thằng Khền cứ đăm đắm tìm nhìn dấu vết cũ. Gia đình nó cũng như những gia đình người Tàu sang Việt Nam sinh sống không bao giờ họ sống ở nông thôn mặc dù họ có là nông dân đi nữa. Có thể họ sợ bị cô lập trong cái lối sống dòng tộc ở nông thôn. Cũng có khi trong tư duy kinh tế của họ, vì sự phồn thị mà họ luôn chọn những trung tâm hành chính, hoặc chí ít cũng là những nơi thuận tiện giao thông. Nghề thì dứt khoát chỉ chọn một nghề thương mại. Ngay tại khu phố thằng Khền ở mặc dù chỉ khoảng dăm bảy hộ họ cũng làm cho khu phố tưng bừng hẳn lên trong các kỳ lễ hội. Nhà Khách Khền thì buôn thuốc Bắc, Khách Ký buôn hàng mã, Khách Hỷ chuyên xe hương nén và bán hương vòng… Tuy doanh số không đáng kể so với thành phố, thị xã nhưng đám rễ của cái cây thương mại bám chặt vào mấy làng quê đã hút lấy những đồng tiền ít ỏi của những người nông dân quanh vùng. “Sống được và dư dật”. Thằng Khền bảo thế. Những người nông dân khốn khổ có thể nhịn ăn, nhịn mặc nhưng không bao giờ bỏ hương khói ông bà và còn hào phóng biếu xén rất nhiều tiền vàng trong các kỳ lễ tết. Từ tiền giả biến thành tiền thật. Mỗi nông dân vắt một giọt mồ hôi cũng đủ chảy đầy nồi buôn bán. Nhà thằng Khền chọn nghề buôn thuốc Bắc. Có lần tôi nghe nó tiết lộ: “pa” tao tính một quả táo tàu lãi bằng một chục hộp hương vòng nhà Ký, một quả đỗ trọng ăn đứt trăm đinh tiền vàng nhà Hỷ… Dân càng nghèo càng lắm bệnh tật. Bệnh viện thì tận dưới tỉnh mới có, vả lại “nước xa không cứu được lửa gần” nên mỗi thang thuốc tính đắt lên vài đồng cũng chả ai dám kêu.
Có một năm nước lên to lắm, đê chỗ nào cũng vỡ. Nước từ sông Châu Giang đổ xuống, nước từ sông Nhuệ đổ vào. Mấy trăm hec ta lúa của hợp tác xã ngập bủm bùm bum. Ban chủ nhiệm tháo khoán cho xã viên. Mẹ thằng Khền cũng đi mò lúa. Hoá ra mẹ nó cũng họ hàng nhà ông Thần Nông, thế mà cứ giấu! Người giỏi nhất làng tôi lặn xuống cắt được hai thuyền thúng thì mẹ nó đã cắt được ba thuyền. Tháng tám năm ấy nước ngập trắng cả vùng, mẹ nó đứng trên bờ ném viên gạch vỡ, nhìn tăm cá nổi lên liền lao xuống. Một lúc ngoi lên tay cầm con cá chép giẫy đành đạch bỏ vào giỏ. Bọn trẻ chúng tôi đứng trên bờ reo hò, còn người lớn cứ trố mắt ra mà nhìn. Mẹ nó giải thích với mấy người ấy: “Ngộ là con gái ông rái cá ở sông Trường Giang. Ngộ mà lặn đúng nửa ngày cần lên mới lên”.
Thấy thằng Khền cứ thần thừ cả người tôi biết nó đang nhớ kỷ niệm xưa. Một lúc sau nó bảo: “Ngày ấy tao muốn ở lại Việt Nam nhưng người lớn không cho”. Buổi tối nó theo tôi ra khu chế biến. Từ xa ngửi thấy mùi bạc hà, nó bảo: “Người bị trúng phong cứ ra đây mà ngồi một lúc sẽ khỏi”.
Mọi người vẫn ngồi ngoài vườn chơi đợi chúng tôi về. Vợ tôi và vợ thằng Khền không biết tiếng của nhau nên toàn ra hiệu. Rất may hai mẹ con nó cứ ngồi “xủng xoẻng” với nhau, đỡ buồn. Vợ tôi pha nước chanh quả mang ra, vợ nó xua tay rồi lấy nước hoa quả ép đóng hộp để uống. Trước khi đi ngủ thằng Khền hỏi tôi sản lượng tinh dầu mỗi năm và chất lượng tinh dầu thô ra sao. Tôi trả lời: “Một trăm phần trăm từ thiên nhiên”.
Ngày thứ ba. Buổi sáng thằng Khền dậy rất sớm múa bài Tuý luý quyền mà ngày trước tôi gọi là quyền “cho chó ăn chè”. Múa xong nó đứng ngắm những luống bạc hà. Lúc ngồi ăn sáng nó hỏi tôi hiện xuất dầu cho ai? Có muốn có nhà máy chưng cất tinh dầu tinh chế không? Sau này có sản phẩm nó sẽ giới thiệu với các nhà bán lẻ Trung Quốc. Tôi trả lời : “Có. Tao muốn xây dựng một nhà máy cỡ nhỏ”. “Nhỏ cũng phải mở rộng vùng nguyên liệu, phải lấy hết mấy trăm hec ta lúa phía bên kia mới đủ cho nhà máy nó ăn”
- Không được. Phải mở rộng về phía những vùng không quy hoạch đất nông nghiệp. Nó chê: “Chúng mày toàn những thằng làm ăn cò con”. Rồi nó nói câu “Phi thương tắc giàu”. Tôi bảo lại nó: “Phi nông tắc ổn”. Thằng Khền vỗ vai: “Tao với mày coi nhau như tình thân. Mấy chục năm gặp lại, mày vẫn là thằng bạn chân thành và thật thà nhất. Không uổng công tao về Việt Nam lần này. Tôi hỏi thăm song thân. Nó bảo: “Chết sạch rồi”. “ Cho tao chia buồn với mày”. “Hết trẻ thì già. Hết già thì chết. Mày học hành nhiều khách sáo bỏ cụ”. “Không phải khách sáo mà là văn hoá”. Nói xong rồi tôi lại ngại vì thằng Khền mới học hết lớp 7, tôi học lên cấp ba rồi học tiếp lên đại học. Nghe ngày xưa “pa” nó bảo: “Đầu tư cho một nhân lực, chỉ lớp 7 là đủ”. Công bằng mà nói thằng Khền học cũng không đến nỗi nào. Khi ấy hai xã mới có một trường cấp hai. Ngày cấp một chúng tôi đã chơi với nhau, lên đến cấp hai mới được học cùng nhau. Nó học cũng được mà nghịch cũng được. Có lần tiết học văn năm lớp 6, cô giáo thì lùn, bảng đen thì cao khiến cô cứ phải nghến lên để hở một khoảng bụng. Thằng Khền lấy dây nịt cắt từ săm xe đạp, lấy hai ngón tay làm chạc súng bắn một phát. Cô giáo vừa đau vừa ngượng chín cả mặt. Sau vụ ấy thằng Khền bị đình chỉ học, phải nhờ bố tôi khi ấy làm phó chủ nhiệm hợp tác xin hộ.
- Tao về Trung Quốc từng ấy năm mà vẫn nhớ Việt Nam, nhớ mày lắm! Nhờ có chính sách mở cửa nên chúng mình mới được gặp nhau thế này.
Tôi cũng thấy thế. Nó bỏ cả đi du lịch tìm về thăm tôi, đủ biết tình cảm của nó dành cho tôi thế nào. Tôi biết đời cũng lắm loại bạn và đủ các thứ tình cảm nhưng chỉ có tình bạn thuở ấu thơ là còn lung linh và trong sáng mãi. Ngày học cấp một tôi rất mê đọc truyện nhưng không có truyện, còn thằng Khền có truyện nhưng không thích đọc. Chỉ có “pa” nó là chăm chỉ đọc sách. Từ một nông dân ban đầu học mót được vài bài thuốc bệnh vặt sau cũng trở thành một thầy lang nổi tiếng cả vùng. Nghe nói danh y Tuệ Tĩnh thế kỷ thứ 15 bị bán cống sang Trung Quốc, ông viết rất nhiều sách Nam Y thần dược và “pa” thằng Khền rất chăm nghiên cứu, còn biết kết hợp các vị để cho ra một số bài thuốc rất hay. Tôi biết các toa mà “pa” nó kê có tới 3/4 là thuốc Nam. Biết tôi mê Tam Quốc thằng Khền thuê tôi cứ nghiền cho nó một thuyền thuốc nó cho mượn một tập mà đọc. Lúc học lên cấp 2 sau vụ bố tôi xin miễn kỷ luật cho thằng Khền, tôi được “pa” nó đối đãi như khách. Tôi ngồi ghế trong nhà đọc Hồng lâu mộng trong khi thằng Khền phải nghiền thuốc ngoài hè.
Thằng Kim làm ở Công ty du lịch gọi điện về cho tôi  xem hai đứa đã ký kết được “phi vụ” nào chưa? Tôi trả lời: “Chưa. Thằng Khền cũng là một đứa trọng tình”. “Lạ. Tao thấy nó trọng tiền thì đúng hơn”. “Mày thì lúc nào cũng dòm vào túi của người khác”. “Để rồi xem”.
Ngày thứ tư. Chúng tôi về thăm lại ngôi trường làng. Lúc đi ngang qua nhà ông Khang, thằng Khền bảo tôi dừng xe lại, hỏi: “ Ông Khang còn sống hay chết?”. “Còn”. Nó bảo: “Nếu sống thì già khú ra rồi còn gì”. Tôi thật bái phục trí nhớ của nó. Đã bao năm nay dung mạo nhà quê thay đổi cũng nhiều thế mà nó vẫn nhớ. Nó chỉ cái vườn vải thiều nhà ông Khang: “Còn nhớ cái ao trước nằm ở đây không?”. “Nhớ”.
Đó là năm chúng tôi mới vào cấp 2. Ông Khang làm tài chính ở huyện, bắt được mấy trăm đồng cân sâm buôn lậu, mẹ nó khóc lóc xin xỏ mãi không được. Một buổi đi học về nó hỏi tôi “Mày ghét ai nhất?”. “Ghét nhất con Thuý Khang”. Thuý là con gái nhà ông Khang, làm lớp trưởng lớp tôi. Tôi ghét nó vì nó là con cán bộ, lúc nào cũng tỏ ra gương mẫu còn bọn tôi thì đứa nào cũng thích nghịch ngợm. Tôi hỏi lại nó: “Mày ghét ai nhất”. Nó nói ngay: “Tao ghét nhất phòng thuế”. Rồi nó rủ: “Có thích cho bố con nhà lão Khang một bài học không?”. Tôi lúc ấy cũng tỏ ra thích thú vì lại sắp được tham gia một trò nghịch ngợm mới. Tôi hỏi: “Cho bố con ông ấy bài học gì?”. “Tối sẽ biết”.
Tối. Hai đứa bò qua bờ rào nhà hàng xóm lần đến ao nhà ông Khang. Cái ao này ông Khang thả ba tầng cá sắp đến ngày thu hoạch. Bò đến vườn chanh quanh bờ ao thì tiếng chó cắn rộ lên. Vợ ông Khang cầm cây đèn dầu thò đầu ra ngoài cửa hỏi “Ai đấy?” rồi lại khép vội cửa vào. Thấy con chó xồm cứ xồng xộc chạy ra, tôi sợ quá! Thằng Khền vỗ vào mông tôi, nói nhỏ: “Chó dữ không sợ, chỉ sợ người dữ”. Rồi thò tay vào túi lấy cái bả chó thuốc Bắc ném về phía con chó, nó liền ngoạm lấy mang đi. Một lúc im ắng không thấy động tĩnh gì. Thằng Khền ghé sát vào mặt tôi, cười: “Đúng là ngu như chó!”. Tôi nằm canh gác cho nó bò ra khoảng trống nhìn thấy nó ném xuống bốn góc và chính giữa ao mấy cục gì như cục gạch rồi quay lại bảo tôi: “Biến”. Sáng hôm sau cả làng kháo nhau nhà ông Khang ăn ở thế nào bị người ta thả đất đèn chết sạch ao cá. Hôm ấy đi học tôi không dám nhìn cái Thuý.
Thằng Khền hỏi: “Ông Khang giờ sống thế nào?”. “Ông ấy về hưu lâu rồi, sống hiền lành lắm”. “Nhưng nghề của ông ấy không hiền tý nào. Ngày ấy tao cứ mong cho ông ấy cũng nổi như cá”. “Mày ác bỏ mẹ, tao mà biết trước thì không đời nào đi với mày”. “Ngày ấy tao cứ sợ mày khai ra thì tao chết”. “Biết thế ngày trước tao khai ra, khốn nỗi tao cũng sợ bị chết lây”. “Biết thế thì chẳng bao giờ có lịch sử cả”.
Chiều mát chúng tôi ngồi câu cá vừa nói chuyện. Thằng Khền thích ăn chân gà nướng. Tôi bảo nó ở đây không có chân gà bán sẵn. Nó bảo: “Mày không biết ăn chân gà” Rồi bảo tôi đi mua cho mấy con gà trống nuôi công nghiệp. Vợ tôi mua năm con mang về. Thằng Khền đem rửa sạch chân bằng cồn rồi trói, buộc cánh treo lên. Nó bê chiếc bếp than hoa lại gần rồi thả cho con gà nhảy trên than hồng. Con gà bị nóng ra sức giẫy giụa. Càng giẫy máu càng dồn xuống chân khiến nó phù nề và to ra trông thấy. Con gà cứ co chặt hai chân vào bụng. Thằng Khền lấy cái kẹp kéo từng chân con gà ra, chờ đến lúc vỏ ngoài cháy xém nó mới dùng móng tay bóc bỏ lớp vỏ ngoài của da chân. Tôi nhìn thấy hai chân con gà đỏ máu và sưng đẫn lên. Thằng Khền lấy từ trong túi khoác ra cái chổi trông như cây cọ của hoạ sỹ, chấm gia vị rồi quét lên. Con gà lúc này mới giãy giụa thật lực, mồm kêu oang oác. Vợ tôi thấy thế bỏ vào trong nhà có gọi thế nào cũng không ra nữa. Thằng Khền tiếp tục bóp giập xương chân con gà, cắt lấy rồi quẳng mấy con gà còn sống ra ngoài. Tôi nướng thêm mấy con cá trong khi thằng Khền hoàn thiện nốt món nướng chân gà. Tôi nhìn nó ăn bỗng liên tưởng đến câu chuyện của nhà văn Trung Quốc viết về một gia đình nông dân đói quá không nỡ ăn thịt con, liền đổi cho nhà hàng xóm làm thịt. Tôi hỏi nó ngoài đời chuyện như thế có không? Nó tỉnh bơ trả lời:
- Đói quá cũng có khi ăn để sống! Mà no quá cũng có thể ăn để thấy mùi vị.
Tôi rùng mình hỏi tiếp:
- Cái ông Dư Hoa viết trong tác phẩm “Sống” tả bệnh viện hút hết máu của thằng bé Từ Hữu Khánh để cứu sống vợ ông chủ tịch huyện. Chuyện đó thế nào?”. Thằng Khền chiêu thêm một ngụm bia, khà một cái: “Có thể ông ấy mơ giấc mơ của người Trung Quốc”. Rồi nó đột ngột cắt đứt câu chuyện, bảo: “Mai tao về”. Tôi rủ: “Chơi thêm vài hôm nữa”. “Đủ rồi. Tao còn nhiều việc phải làm. Bây giờ tao đề nghị với mày một việc”. Tôi hỏi: “Việc gì?”
- Mày bán lại chỗ đất của nhà tao ở cũ. Mày lấy bao nhiêu tao trả từng ấy.
Tôi giật mình. Bây giờ mới thấy thằng Kim nói đúng. Tôi trả lời dứt khoát:
- Ngày trước hợp tác cấp đất cho xã viên để ở, không thể nhận đấy là đất của nhà mày được. Bây giờ tao thuê đất để trồng cây công nghiệp, tao cũng không có quyền bán.
- Mày là bạn thân của tao. Việc này chỉ có mày biết, tao biết.
- Càng là bạn thân càng nên giữ gìn, như thế tao với mày mới chơi bền được.
Tôi nhìn thẳng vào mặt thằng bạn thấy nó tím chặt, không biết do bia hay nó giận tôi. Nó lại đột ngột hỏi:
- Mày có muốn xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu không?
Tôi đáp:
- Có.
- Tao sẽ đầu tư cho mày.
Rồi nó cười rạng rỡ. Tôi cũng thấy vui, thoát khỏi việc khó xử ban nãy. Tôi nghĩ nó đầu tư về đây, cả hai cùng phát triển. Thằng Khền nhìn tôi rồi đưa ra đề nghị:
- Tao không tính lãi nhưng mày phải nhượng lại đất cho tao.
- Không. Mày đừng bao giờ nói đến việc đó nữa. Nó trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Thôi được. Nhưng tao chỉ yêu cầu một việc rất nhỏ là bao bì do tao cung cấp. Nhãn hiệu phải là made in Chi na.
Tôi chợt nhớ đến cái hiệu thuốc Bắc nhà Khách Khền năm xưa. Chữa bệnh bằng thuốc Nam, lại phải mang ơn thuốc Bắc. Bạn bè thì bạn bè, không để cho nó áp đặt lối chơi. Tôi đáp:
- Mày muốn đầu tư để cùng hưởng lợi nhưng bao bì phải bằng gốm sứ Bát Tràng. Nhãn hiệu dứt khoát made in Viet Nam.
Thằng Khền đứng phắt dậy, lãnh đạm bảo tôi:
- Tao với mày không có duyên bạn bè. Rồi nó giục vợ con thu xếp hành lý đi ngay lập tức.
*
Năm ngoái tôi đi dự hội chợ triển lãm hàng bách hoá tiêu dùng (Variety Merchandise Shows) tại Orlando Bang Florida. Tôi có gặp lại thằng Khền ở đó. Nó cũng đem hàng đến hội chợ. Hai đứa lạnh nhạt bắt tay nhau như hai người xa lạ. Tôi chợt nhớ đến câu nói của ông Thủ tướng Anh: “Chẳng có bạn bè vĩnh viễn, chẳng có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có quyền lợi Quốc Gia là vĩnh viễn”.
Lời bình:
Luôn có rất nhiều chiếc bẫy giăng sẵn cho  motip các câu chuyện viết về sự gặp lại của những người bạn sau nhiều năm xa cách. Những hồi ức cũ sống dậy. Những nỗi ngậm ngùi. Và rồi sau giây phút gặp nhau ngắn ngủi, chưa đủ cho dĩ vãng nằm yên trở lại, những người bạn cũ – ai trở về chỗ của người. Và nếu chỉ dừng ở đấy, các câu chuyện bị rơi vào chiếc bẫy của sự thông thường, cho dù nó có thể rất xúc động và ám ảnh. Bởi vậy ở đây, trong motip nhiều thách đố này, nó đòi hỏi người viết khả năng thoát hiểm, để tạo sự lôi cuốn cũng như sức nặng, và sự khác biệt cho tác phẩm của mình.
Với “Bạn Khách” – tác giả Lê Thanh Kỳ đã thoát hiểm ngoạn mục. Câu chuyện viết  tưng tửng, tác giả thích thú đoán định được những đoán già đoán non từ phía độc giả, để rồi trong cú tung lưới ở những giây  cuối cùng tác giả  thực sự khiến độc giả phải lặng đi, ngập tràn cảm giác hân hoan. Tác giả đã thật cao tay để  thoát khỏi chiếc bẫy của sự thông thường, để đạt một tầm vóc mới từ  motip quen thuộc.
Câu chuyện khép lại để lại tiếp tục mở ra những ngẫm ngợi về nhân cách, về lòng tự trọng dân tộc. Bạn là bạn, mà bạn cũng có thể chỉ là khách.
Nhà văn Phong Điệp

(33) Khách của VTV3 - Nhà báo Vũ Công Lập


(32) Khách của VTV3 - Ngô Thanh Vân


Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

(31) Đạo diễn Lê Hoàng: 'Ngọc Trinh biết quá rõ lũ đàn ông'

16/04/2013 10:08


Với tựa đề ấn tượng: 'Ngọc Trinh - Hoa hậu nói là phải tin thôi!', Lê Hoàng đã vẽ nên chân dung của Ngọc Trinh một cách tỉ mỉ, sống động theo đúng 'chất Lê Hoàng'. Bài viết được rút từ cuốn 'Sao trong mắt Lê Hoàng'.

Câu nói của hoa hậu quốc tế Mỹ - Ngọc Trinh (thi ở bên Mỹ, lại có nhiều nước tham gia, chả gọi “quốc tế” thì gọi là gì?): “Khi chị giỏi, chị sẽ không gặp được những người đàn ông lo lắng cho mình” đã trở thành nổi tiếng.
Chỉ có kẻ điên mới nghi ngờ câu nói đó. Đơn giản vì nó do hoa hậu phát ngôn ra. Muốn trở thành hoa hậu đâu có đùa! Trên đất nước khác với cả triệu cô gái tốt nghiệp đại học, cả ngàn cô tốt nghiệp tiến sĩ, trong khi hoa hậu ngoảnh đi ngoảnh lại chỉ có vài chục cô, đủ biết khó khăn và phức tạp như thế nào.
Đạo diễn Lê Hoàng Ngọc Trinh biết quá rõ lũ đàn ông
Ngọc Trinh
Chưa kể thi đại học còn có gian lận hồ sơ, quay cóp bài vở, chứ thi hoa hậu diễn ra hết sức công khai, đến thân thể còn nhiều lúc lộ thiên nói gì tới kiến thức! Hoa hậu nói là phải tin thôi!
Thứ hai, không lo thì thôi, đã lo thì phải lo cho gái xinh, dù bản thân mình có xấu đến mấy. Chả thế mà có phim “Quái vật với người đẹp” hoặc có chuyện thằng gù Quasimodo yêu mê mệt cô gái dễ thương Esmeralda. Chưa thấy anh nào sốt sắng lo cho phù thủy cả! Trường hợp Chí Phèo lo cho Thị Nở là cực kỳ hiếm, và cũng chỉ lo vài ngày rồi chán ngay.

Vì một cô gái xinh, đã không biết bao nhiêu anh bỏ vợ bỏ con, bán cửa bán nhà, chuyện ấy chỉ có đứa ngốc mới không biết. Đã vậy, hoa hậu còn là “xinh của cực xinh”, hoặc nói theo ngôn ngữ dân gian là “đỉnh của đỉnh”, thế thì lo cho hoa hậu một cách tâm toàn ý, lo đến quên cả thân mình cũng chả có gì sai.

Ngọc Trinh tuyệt ở chỗ biết căn dặn chị em muốn được đàn ông lo cho thì phải đừng tỏ ra là mình giỏi. Trời ơi, lời dặn dò ấy mới thông minh làm sao! Nếu không phải hoa hậu có trí tuệ siêu phàm thì chắc chắn không thể nghĩ ra được. Bởi Ngọc Trinh biết quá rõ lũ đàn ông.

Chúng có một khoái cảm vô bờ khi cảm thấy mình trở thành kẻ mạnh mẽ, che chở và đùm bọc cho người khác. Mà tự cổ chí kim có ai lại che chở cho tiến sĩ, có ai che chở vị giáo sư, có ai che chở bà giám đốc hoặc bà chủ tịch hội đồng quản trị không? Phải che chở cho nữ sinh, phải che chở cô thiếu nữ ngây thơ ngơ ngác, mắt đen láy và mở to tròn thế mới đúng luật!

Tiếp xúc với gái ngốc, hay theo lời Ngọc Trinh là gái không giỏi mới hạnh phúc làm sao! Hơi một tí là nàng nép vào ta, cái gì nàng cũng nhờ ta giảng giải, vật nào cũng muốn ta mua giúp.
Đạo diễn Lê Hoàng Ngọc Trinh biết quá rõ lũ đàn ông
Gái ngốc chả biết ai già hay ai trẻ, ai đã có vợ hay ai còn trai tráng, càng chả biết tiền của đàn ông từ trên trời rơi xuống hay do lao động khổ sai mà có. Gái ngốc cũng chả biết đắt rẻ thế nào, đòi mua túi xách Louis Vuitton mà cứ giản đơn như đòi mua cái kẹo, khiến ta vừa rút tiền ra vừa mê mẩn.
Xét ra, những cô nàng kém thông minh nhất là những cô cả cuộc đời cứ học quần quật, không biết đến phấn son là gì, không biết trang điểm là gì, hoàn toàn xa lạ với váy ngắn hoặc mái tóc đen mượt óng ả, cả đời các nàng chỉ đầu bù tóc rối hoặc đeo kính cận dày cộp, nhìn đâu cũng thấy những vấn đề của thế giới chứ không thấy nổi vấn đề của bản thân mình là vừa khó tính vừa cau có lại vừa khô khan. Những cô gái như thế đàn ông lo làm gì và lo cái gì? Chả lẽ lại mua tặng từ điển, hay tặng giẻ lau kính?

Hỡi đàn bà, khôn hồn thì có thông minh mấy cũng phải giấu đi! Muốn được đàn ông chăm sóc, lo lắng hoặc mua nhà mua xe cho thì phải khờ dại, phải chớp chớp mát, phải như Xuân Diệu đã viết: “Chỉ biết yêu thôi, chả biết gì!”

Cảm ơn Ngọc Trinh! Với tư cách là đương kim Hoa hậu quốc tế tại Mỹ (rõ ràng là hơn hẳn nếu tại Ma-rốc hoặc Campuchia) ở chỗ cô đã khẳng định 1 chân lý mà xưa nay một vài đứa còn dám nghi ngờ.

Với tuyên bố của mình, Ngọc Trinh đã đập tan những luận điệu có tính tuyên truyền lừa bịp, cho rằng với nhân loại nói chung và với phụ nữ nói riêng, kiến thức là điều rất quan trọng. Thực ra, kẻ có trí tuệ là kẻ tỏ ra ngốc một cách sâu sắc và toàn diện!
Theo Giaoduc.net.vn