Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

( 14 ) Khi nhà văn không chịu làm... độc giả


Thi thoảng trên báo chí, chúng ta lại bắt gặp những bài viết rôm rả bàn luận, góp ý nhằm "nâng cao chất lượng sáng tác cho cả một nền văn học", với những kỳ vọng rất... vĩ đại, trong khi có một điều giản dị nhưng thiết thực, là làm sao để con người trong cuộc sống đương đại không từ bỏ thói quen đọc sách, thì lại ít được các tác giả chú ý đề cập.
Khi nhà văn không chịu làm...độc giả
Theo tôi, đối với những người viết văn, đây là một điều tối cần thiết, bởi như ai đó nhận xét, đến nhà văn lớn cũng cần lời động viên nhỏ. Một vị tướng sẽ mất "uy" nếu không có những người lính "tiền hô hậu ủng"; một nhà văn sẽ trở nên vô vị nếu sách mình in ra không có người đọc. Nhưng thực tình, cùng nghiêm khắc nhìn lại, độc giả của chúng ta hiện nay ở đâu? ở đâu, nếu như chính chúng ta, những người viết còn chẳng tha thiết với việc đọc sách của nhau? Thậm chí, mang danh là người cầm bút, mà đến những cuốn sách thuộc hàng kinh điển, có thể xếp vào danh mục "sách của mọi nhà" cũng không buồn đọc, thì hy vọng gì tới những độc giả suốt ngày phải đầu tắt mặt tối lo việc mưu sinh?
Còn nhớ trước đây, trong những năm tháng chiến tranh, một nhà văn thuộc hàng  lãnh đạo của Hội Nhà văn Việt Nam đã đọc diễn văn khẳng định mạnh mẽ rằng, nền văn học của chúng ta là một nền văn học lớn, chẳng thua kém bất cứ nền văn học nào trên thế giới. Vậy nhưng đi vào tìm hiểu, tôi lại được biết, bình sinh vị này rất ít đọc sách của các tác giả trong nước. Tôi từng được nghe con trai của nhà văn nọ kể: Bấy giờ là vào thập niên 80 (của thế kỷ XX), tiểu thuyết "Cù lao Chàm" của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn ra đời, gây xôn xao dư luận bạn đọc cả nước. Một cuộc hội thảo được tổ chức xoay quanh sự kiện này.
Là một trong những người được mời tham gia phát biểu, song chỉ đến trước thời điểm diễn ra hội thảo chừng một tiếng, ông nhà văn nọ mới lật giở xem qua vài trang của cuốn tiểu thuyết. Vậy mà, khi vào hội thảo, nghe ông phát biểu một cách say sưa, hùng hồn, ai cũng tin là ông đã nghiền ngẫm cuốn sách này rất kỹ, và ngay từ lúc cuốn sách… mới ra đời. Riêng người con trai của ông nhà văn thì tự hào cho rằng bố mình có "ăngten" rất thính nhạy, chỉ qua một vài ý kiến đề dẫn, ông đã nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của cuốn sách. Cũng có người biết thực hư câu chuyện lại cho rằng, sở dĩ những người nhận thấy phát biểu của ông nhà văn nọ là "sâu sắc" là bởi rất có thể họ cũng như ông, chỉ đọc cuốn sách một cách lớt chớt mà thôi.
Trước đây, trong một bài viết, tôi từng nhắc tới chuyện sau khi nhà văn Nguyễn Khải tạ thế, có cây bút viết bài phúng viếng ông, đã nói mình rất tâm đắc với tiểu thuyết "Mùa lạc" của Nguyễn Khải (trong khi Nguyễn Khải không có cuốn "tiểu thuyết" nào như vậy, mà chỉ có một truyện ngắn lấy tên "Mùa lạc" từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường). Và tôi đã viết lại rằng, ý kiến đó khiến tôi "ngờ ngợ", không rõ người viết có thực đọc tác phẩm nói trên của nhà văn Nguyễn Khải không? Gần đây, đọc những bài viết có tính phúng viếng nhà văn Băng Sơn, tôi cũng "ngờ ngợ" không rõ các tác giả viết về ông với những nhận định chắc nịch kia có đọc những cuốn sách mà họ đề cập tới? Bởi nếu đọc, chắc họ không thể nhắc nhầm cuốn sách mang tên "360 phố phường Hà Nội" của Băng Sơn ra thành "Hà Nội 36 phố phường" (gần trùng với tên cuốn sách "Hà Nội băm sáu phố phường" của Thạch Lam) được.
Cũng vậy, cách đây hơn tháng, trên báo điện tử VietNamnet, tôi được đọc bài viết có cái tiêu đề khá to tát"Tại sao văn học Việt chưa có tác phẩm đỉnh cao?". Tôi đọc và càng tin (cũng như thêm hiểu vì sao) văn học Việt Nam "chưa có tác phẩm đỉnh cao" thật, bởi trong bài viết, nữ tác giả sau khi chê trách nền văn học chúng ta không có được những "đỉnh cao" nghệ thuật như một số kiệt tác của văn học hai nước Nga, Trung Quốc, đã dẫn ra tên một số cuốn, và cuốn của nhà văn Nga Bulgacov được tác giả này dẫn ra là"Nghệ nhân Maraghita"  (đúng ra phải là "Nghệ nhân và Magrarita"). Chỉ nội một cái tên mà sai đến hai lỗi vậy, tôi ngờ rằng tác giả nhắc mà chưa đọc cuốn sách. Bởi đọc thì sẽ thấy, nghệ nhân và Magrarita là hai nhân vật khác nhau, một nam một nữ, chứ không có nghệ nhân nào tên là Maraghita cả.
Chưa hết, vừa rồi, đọc ý kiến của một nhà văn bình luận về truyện ngắn "Lỏng và tuột" của nhà văn Trần Đức Tiến (được tải trên trang web của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn), tôi thấy nhà văn này mấy lần nhắc tới tác phẩm "Đi về nơi hoang vắng" của nhà văn Nhật Tuấn và tấm tắc cho rằng, tác phẩm này còn "trên cả "Nỗi buồn chiến tranh" và "Thời xa vắng" bởi chiều sâu tư duy, tầm cao tư tưởng và sự tinh tế trong nghệ thuật ẩn dụ". Tôi cũng "ngờ ngợ" không rõ, với những nhận xét trên, nhà văn nọ có thực đọc (và đọc kỹ) cuốn sách của nhà văn Nhật Tuấn không, bởi - theo như tôi biết (và một độc giả khác lên tiếng nhận xét sau đó) thì nhà văn Nhật Tuấn không có cuốn nào là cuốn "Đi về nơi hoang vắng" cả, mà chỉ có cuốn "Đi về nơi hoang dã". Bạn đọc này nhận xét thật dí dỏm: "Trời ơi, hoang dã so với hoang vắng thì lùi xa về tiền sử tới cả triệu năm".    
Nhiều dẫn dụ xung quanh việc đọc của các nhà văn vô tình lại làm tôi nhớ tới lần một tác giả người Việt, nhân nhắc tới tên tuổi nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie đã gọi cuốn tiểu thuyết "Những vần thơ của quỷ Satan" của ông là một... tập thơ. Có lẽ vì nghe cái tiêu đề "Những vần thơ...", mà tác giả quy cho nó là... thơ chăng?
Trước cuộc sống có tốc độ phát triển chóng mặt như hiện nay, nhiều người viện dẫn lý do "thiếu thời giờ"để biện giải cho việc ít đọc sách của mình. Kỳ thực, như nhà văn Tô Hoài có lần thổ lộ với tôi (khi tôi thể hiện sự thán phục trước sức viết, sức đọc của lão nhà văn), rằng thì "Con người ta thích chơi chứ mấy ai thích... viết, thích... đọc. Vả lại, chơi mới tốn thời gian chứ viết, chứ đọc thì tốn mấy...". Tôi cho rằng ý kiến này không phải không có cơ sở. Thì trong thực tế, chúng ta chẳng từng chứng kiến những chuyện rất chi là "nghịch cảnh": Thân nhau, quý nhau, có thể rủ rê nhau đi hết quán này quán khác, nhậu nhẹt tưng bừng, nói cười rổn rảng; rồi mỗi dịp hội họp thì tay bắt mặt mừng, hỉ hả tào lao với nhau đủ chuyện trên trời dưới đất, song thử hỏi có được bao nhiêu người trong số ấy ta có thể kể tên chính xác một vài tác phẩm (hoặc đặc điểm cơ bản) trong đời sáng tác của họ, dù rằng sách họ in ra, ta đều được biếu, tặng? Lẽ nào việc chơi, việc nhậu thì "thoải mái vô tư", mà để dành một chút thời gian cho việc đọc nhau lại khó đến vậy sao?
Nói tới đây, bất giác tôi lại nhớ tới chuyện xảy ra với một lão nhà văn nọ. Ông là một nhà văn có thâm niên trong quân ngũ, từng tham gia các chiến dịch lớn từ thời chống Pháp tới chống Mỹ. Sách ông được in dày cả... mét, dễ tới dăm bảy chục cuốn. Vậy mà, tại một cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành ủy Hà Nội và các văn nghệ sĩ thủ đô lần ấy, ông đã phải bức xúc lên tiếng "tố cáo" một ủy viên BCH Hội Nhà văn về việc ông tặng sách vị này tới hơn một năm, song "vừa rồi hỏi lại thì vị nói vẫn chưa bố trí được thời gian để... đọc". Kết luận vấn đề, nhà văn nọ đề nghị Thành ủy Hà Nội phải có biện pháp "mạnh" với những người mà ông cho là "khoác áo nhà văn nhưng lại bàng quan với văn học".
Mặc dù rất đồng cảm với nỗi niềm của lão nhà văn, nhưng tôi hiểu, bức xúc thì bức xúc thế thôi, một khi ai đó đã không chịu đọc thì ta cũng chẳng cách nào buộc họ làm khác được. Thậm chí, có nhà văn còn phát biểu trắng trợn: "Tôi chẳng hơi đâu chịu mất thời gian để đọc những tác phẩm mới ra lò, chưa rõ giá trị thế nào. Thà làm trò thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Cứ chọn tác phẩm đoạt giải Nobel mà đọc". Một tác giả khác thì mềm mại hơn: "Mỗi lần đọc trang sách hay của một tác giả nào đó, tôi lại thèm viết vô cùng. Những lúc đó tôi tự trách mình: Sao không đầu tư nhiều thời gian hơn nữa cho việc sáng tác. Thế là, tôi bỏ ngay cuốn sách đang đọc dở ấy xuống, và lao vào viết". Từ những dẫn dụ trên, ta có thể thấy rằng, không phải cứ tặng sách cho các nhà văn là ta có thể yên tâm đã tìm được người đọc tâm đắc. Theo chỗ tôi biết, nhiều người khi mới theo mộng văn chương đã đọc một lượng sách lớn hơn rất nhiều khi họ trở thành một nhà văn danh tiếng.
Cổ nhân từng nói "bể học mông mênh", không ai có thể tự tin vỗ ngực rằng mình cái gì cũng biết. Cũng vậy, số lượng sách mà một đời người có thể đọc hết so với "túi khôn nhân loại" chắc chắn cũng chỉ như muối bỏ bể. Song vấn đề là khi đưa ra ý kiến về một tác giả, tác phẩm nào đó thì phải trên cơ sở "kỷ luật phát ngôn", nghĩa là có đọc hãy nói, chứ đừng nhắm mắt phán bừa, kiểu "thầy bói xem voi". Hơn nữa, đã là nhà văn, là người cầm bút thì dù với lý do gì, cũng không nên bàng quan với những gì mà đồng nghiệp của mình lao tâm khổ tứ tạo ra. ở đây, tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của TS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần sách Thái Hà khi ông cho rằng: "Để xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ thì cha mẹ hãy là người bắt đầu". Mượn cách nói này của ông, tôi cũng xin có đôi lời: "Để xây dựng thói quen đọc sách cho độc giả thì giới cầm bút hãy là những người bắt đầu..."
Phạm Khải - CAND

Sáng Tác > Bàn tròn văn nghệ

20/01/2013 21:06 | 279 lượt xem



Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

( 13 )THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ SEX TRONG VĂN HỌC



1 Votes

NGUYỄN THẾ DUYÊN



Tôi không hiểu tại sao sex thì ai cũng thích ( Hãy dũng cảm để thành thật với chính mình) nhưng khi đọc truyện mà gặp đoạn viết về sex thì hầu hết mọi người đều giãy nảy lên như đỉa phải vôi. Tại sao vậy? Họ đạo đức giả chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Phải có điều gì đó mà chúng ta chưa lý giải được ở đây và ở bài viết này tôi cố gắng đi lý giải điều đó.Tôi vẫn tự hỏi : “Liệu Đức Chúa Trời có sai không khi đặt cái đẹp nhất ngay trong cái nhơ bẩn nhất? Ngài có sai không khi đặt cái sinh sôi ngay trong cái thải loại ( tiểu tiện) của cuộc đời? Và còn điều này nữa các bạn hãy suy nghĩ và trả lời tôi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Ngài tách riêng hai cái đó ra khỏi nhau và đặt cái đẹp nhất , cái cao cả nhất ra một chỗ khác dễ thấy nhất ( Thí dụ như lên trán chẳng han)? Tôi sẽ trả lời câu hỏi trên còn câu hỏi dưới để phần cho những suy tư của các bạn.Tôi nghĩ rằng đức chúa trời đã không sai. Các bạn có thấy không? Cái cao đẹp và cái đê tiện trong cuộc đời này gần như không có ranh giới. Một cô gái làm tiền? Chắc chắn là xấu xa rồi nhưng sẽ sao đây nếu cô ta bán mình để lấy tiền cứu vớt mẹ mình đang bị bệnh? Sẽ là một hành động cao đẹp. Một người liều mình cứu một người khác? Một hành động cao đẹp! Nhưng nếu người ấy cứu người vì người được cứu là một quan chức cao cấp và anh ta cứu vì có thể lợi dụng được người ấy? một hành động đê tiện. Các bạn thấy đấy, cao thượng hay đê tiện, đẹp hay xấu không nằm ở hiện tượng mà nằm ở mục đích. Và còn điều này nữa, trong văn học, thường ( chỉ thường thôi chứ tôi không nói là tất cả) những nhân vật chính diện vào giờ cũng rất tốt, tất cả đều là tốt còn những nhân vật phản diện lại ngược lại cái gì cũng xấu nhưng trong cuộc đời có thế không?Không! Trong cuộc đời ,trong một con người cái tốt, cái xấu lẫn lộn.Đức chúa trời đã không sai! Người đặt vào trong “Cái ấy” cả cái đẹp lẫn cái xấu. Cả cái cả cái sinh sôi lẫn cái thải loại. Đấy chính là sự minh triết của tạo hóa.Trong văn hóa của dân tộc ta nguyên là một nền văn hóa phồn thực, một nền văn hóa ca ngợi, tôn thờ sex. Nếu các bạn vào thăm viện bảo tàng lịch sử, các bạn sẽ thấy một chiếc khạp đồng trên đó đúc nhưng đôi trai gái đang ở tư thế giao hợp. Ở tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn tồn tại một lễ hội gọi là lễ hội Tình Tình Phốc vào ngày mồng 9 tháng giêng hàng năm. Trong lễ hội đó người ta rước hai cái thực khí của đàn ông và đàn bà và cứ sau một nhịp trống người ta lại đâm hai cái đó vào nhau thể hiện động tác giao hợp. Không chỉ riêng ở nước ta, trên thế giới có rất nhiều những tộc người mà trong tín ngưỡng của họ tôn thờ sex. Ở Ấn độ có một đền thờ mà ngay ở cửa vào của ngôi đền người ta đặt hai thực khí của người đàn ông và đàn bà tạc bằng đá rất lớn. Mỗi năm có hàng vạn khách du lịch đi hàng nghìn, thậm chí là hàng vạn cây số đến đây để chiêm ngưỡng hai thứ đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta.Đến đây buộc chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: “Trong tín ngưỡng con người chấp nhận sex vậy tại sao trong văn học người ta lại luôn luôn dị ứng với sex? Có gì khác nhau không giữa sex trong tín ngưỡng và sex trong văn học?”. Tôi đã nhiều lần đứng bên chiếc khạp đồng trong viện bảo tàng Lịch sử, ngắm nhìn hình những đôi trai gái đang ở trong tư thế giao hợp với một câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu mà không sao có thể trả lời được. Cho đến một hôm, tôi bắt gặp một cô gái còn rất trẻ chỉ hai mốt hai hai đổ lại đang say mê ngắm nhìn những hình ảnh đó một cách thích thú. Cô ta còn quay sang bảo tôi.–Trông ngộ ghê bác nhỉ!Trong tôi cứ tưởng rằng những cô gái trẻ chưa chồng khi gặp những hình như vậy thì sẽ đỏ mặt bỏ đi. Tôi đã nhầm và chính cô gái trẻ này đã làm cho tôi bật ra được câu trả lời. Thì ra là như vậy! Sex trong tín ngưỡng không gợi cảm! Không gợi dục. Nó chỉ gợi cho con người những suy tư và đó chính là sự khác nhau giữa sex trong tín ngưỡng và sex trong văn học. Khi dự một lễ hội phồn thực hay đứng truớc những thực khí của đàn ông và đàn bà dùng trong lễ hội, trong ta tính “Dục” không bao giờ trỗi dậy mà chúng chỉ gợi cho ta những suy tư về sự huyền diệu, cái cao cả đến thiêng liêng của sex. Chính vì lý do đó mà những khí cụ dùng trong lễ hội chỉ là biểu tượng (Kể cả vật được đặt trong đền thờ của ấn độ cũng vậy) Tôi không nghĩ là những nghệ nhân về điêu khắc của chúng ta cũng như của Ấn độ không thể tạc được những khí cụ ấy giống như thật.Họ làm được nhưng họ đã không làm vì lý do trên.Khác hẳn với tín ngưỡng, văn học khi viết về sex không những nó phải gợi cho người đọc những suy tư mà nó còn phải gợi cảm. Sao có thể viết về sex mà không gợi cảm được khi đó là sự thăng hoa tột đỉnh của tình yêu? Cũng chính vì vậy viết về sex là cực khó. Trong lúc tâm hồn của người viết phải bay lên cùng những tình cảm tha thiết, cháy bỏng, cuồng nhiệt thì cái đầu của anh ta lại phải tỉnh táo , sáng suốt để ngòi bút của mình không đưa chính anh ta thoát khỏi thực tại để bay đến địa ngục của búa rìu dư luận. Viết về sex cũng giống như một người đang leo núi. Trên đầu anh ta là một bầu trời kì ảo với những thiên thần đang vẫy gọi. Dưới chân anh ta là một vực thẳm đen ngòm. Chỉ cần một giây thôi không giữ mình là lập tức ngã ngay xuống vực. Mà để giữ mình khi viết về sex không phải ai cũng có nổi cái bản lĩnh ấy.Người đọc dị ứng với sex vì khi viết về sex, người viết chỉ làm được mỗi một việc là “Gợi cảm” và bao giờ cũng là “Quá gợi cảm”mà mất đi cái phần suy tư trong sex. Những con người khác nhau thì hành vi của họ cũng khác nhau. Không những khác nhau trong khi yêu mà còn khác nhau cả trong hành vi quan hệ tình dục. Chẳng thế mà Xuân Diệu đã viết: “ Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi” Ba từ “Vị làng chơi” nói về cái gì đây? Và nhất là hai từ “Gay gắt” nó gợi cho người đọc một cái gì đó cuồng bạo . Hay trong truyện Kiều, theo bạn ,con người thực sự của Mã giám Sinh được cụ Nguyễn Du lột tả được hết trong hoàn cảnh nào? Chính là trong sex:Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàngChỉ một câu thôi, ở trong một hoàn cảnh đặc biệt, trong sex, con người Mã giám sinh đã bộc lộ tất cả.Sự giằng xé nội tâm, sự đấu tranh khốc liệt của một con buôn với cái ham muốn tột cùng của một con vật. Cuối cùng cái ham muốn đã thắng nhưng lại không thắng hoàn toàn “Khi ra vội vàng” và chính cái không thắng hoàn toàn ấy lại nói lên được cái đê tiện của Mã giám sinh.Còn với Từ Hải ông lại viết:Nhìn nhau trông mặt cả cườiDan tay về chốn đình mai tự tình“Dan tay” chứ không phải là “Dắt tay”, Chứ không phải là bế thốc Kiều lên như trong các phim của Mỹ mà ta vẫn thường xem hay những truyện về sex hiện nay vẫn viết.Trong hành vi tình dục, anh hùng khác hẳn với ma cô. Người có học, hành vi tình dục khác hẳn với người vô học. Nếu như khi tả về sex mà qua đó người đọc có thể nhận ra chân dung một con người thì chắc viết về sex sẽ không bị phản ứng dữ dội đến thế.Đức chúa trời đã trộn lẫn cái cao đẹp với cái đê tiên, Trộn lẫn cả phần “Con” với phần “Người” để làm nên cái kì diệu nhất của tạo hóa. Tiếc rằng khi viết về sex các nhà văn chỉ viết được mỗi phần “Con” còn về phần “Người” thì chẳng ai viết được kể cả truyện ngắn ”Dị Hương”, một tác phẩm được giải thưởng của hội nhà văn Việt nam.Tôi đã đọc cái truyện ngắn dị hương này đến hai lần mặc dù ngay lần đọc đầu tiên tôi đã phải vận hết mười hai thành công lực mới đọc hết nổi nó. Tôi cũng đã đọc một vài bài tranh luận quanh cái truyện ngắn này. Những bài ca ngợi hết lời đã làm tôi hết sức ngạc nhiên và cuối cùng tôi đi đến một kết luận: “Chớ có tin vào mồm những thằng cha phê bình văn học” Chuyện chẳng có gì đáng phải để tâm đến. Khi viết về một nhân vật lịch sử, nhất là một vị vua lập nước thì ta phải hiểu ngay rằng : Lập quốc là một việc thiên nan, vạn nan. Phải là một người đặc biệt lắm, phải là một người khác thường lắm, giỏi giang lắm mới làm nổi điều đó và câu chuyện phải làm bật lên được cái đó. Trong tình yêu cũng vậy phải làm nổi lên được đây là tình yêu của một vị vua lập quốc. Tiếc rằng truyện chỉ nói được đây là một ông vua mà “ chuyện ấy” quá khỏe. Chấm hết! Những đoạn tả về sex tác giả của nó dùng một thủ pháp ma mị cho khác bình thường , một chút liêu trai không gây được những cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc. Đến đây tôi xin kể lại cho các bạn nghe một chút trong Đông chu Liệt quốc : Vua Ngô chiếm được nước Sở nghe nói mẹ vua Sở (Tên là gì tôi không nhớ. Tôi vẫn biết câu “Cái gì không biết thì tra hu gồ” nhưng tôi không có thời gian, các bạn tự tra cứu lấy vậy. Còn nếu bạn Hữu Nam và bạn Nắng Xuân mà trả tiền nhuận bút cho bài viết này thì báo cho tôi, tôi sẽ tra cứu cho các bạn còn đọc miễn phí thì chỉ vậy thôi) là người tuyệt đẹp nên sai người đến bắt vào hầu. Bà ta cầm kiếm đập vào cửa bảo rằng “Vua là biểu tượng của đất nuốc. Vua không giữ lễ thì ta thà tự đâm cổ chết chứ không dám vâng mệnh” Vua Ngô xấu hổ phải tạ rằng: “Ta vì mến mộ tài sắc của phu nhân mà muốn được gặp mặt chứ thực không có ý gì” Vua ngô nói câu này khi mà Ngũ viên sui ông ta rằng “Nước còn chiếm được huống chi là người”. Đấy! bậc quân vương lập quốc phải là những người như thế. Dâm loạn thì các ông vua có nhiều nhưng không phải là điều mà một ông vua lập nước mắc phải. Còn về nàng công chúa thì càng đáng buồn hơn. Nên nhớ câu chuyện viết về người phụ nữ cành vàng lá ngọc của thời kì phong kiến cực thịnh. Thời kì mà lễ giáo phong kiến đã ăn sâu vào trong tâm thức của mọi người thế mà đọc truyện này tôi cứ tưởng đây là một cô gái thực dụng của việt nam vào những năm đầu của thế kỉ thứ 21.Thằng chồng này chết bà kiếm một thằng chồng khác giầu hơn. Thế mà có một nhà phê bình dám nói “Câu chuyện đề cập đến thân phận người phụ nữ”. Tôi thì lại cho rằng câu chuyện hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ. Chịu! Chắc tôi không có tư duy của phê bình văn học.Viết về sex đã khó nhưng đọc về sex, thưởng thức được những đoạn viết về sex còn khó hơn. Dù sao khi viết, người viết luôn luôn có một dự định sẽ viết thế nào, mức độ đến đâu ở trong đầu. Chính những dự định này sẽ kiềm chế người viết không làm cho anh ta đi quá đà (Trừ nhưng người viết về sex với mục đích câu kéo người đọc thì không kể) còn với người đọc, không có gì kiềm chế anh ta cả. Người đọc bị những tình cảm bay bổng của người viết cuốn đi mà không nhận ra được những dụng ý kín đáo của người viết dấu kín trong những đoạn tả về sex đó. Có một họa sỹ nổi tiếng thời kì phục hưng chuyên vẽ về phụ nữ khỏa thân đã nói rằng “Dâm hay không nằm ở trong đầu người xem”. Còn bạn Yone thì bảo với tôi rằng “Bạn sex chưa đã lắm” Thế là chết tôi rồi! Bao nhiêu những tâm huyết của tôi dấu kín trong đoạn tả về sex trong truyên ngắn ấy thế là đổ xuống sông xuống biển hết.Thực ra việc tự phê bình truyện mà mình viết cũng chẳng hay ho gì nhưng biết làm sao được vì chẳng có một ai, kể cả mấy người vẫn gọi tôi bằng thầy, bênh vực cho tôi nên tôi đành phải tự bào chữa cho mình vậyKhi truyện ngắn “Không thể tha thứ” lần đầu được đănglên , tôi đã bị phản ứng dữ dội. Nhưng bạn hãy rời bỏ trang sách một lúc rồi quay lại và chỉ đọc lại mỗi một đoạn viết về sex ấy thôi bạn sẽ thấy đoạn ấy không nhằm tả về sex mà nhằm lột tả con người mà lại là chỗ lột tả con người thành công nhất (Tôi nghĩ vậy) . Xin hãy đọc lại đoạn nói về sex này.“Thằng đàn ông trong tôi bùng nổ. Tôi ôm riết lấy nàng. Đôi môi, đôi bàn tay tham lam của tôi cuồng loạn khám phá khắp nơi trên cơ thể nàng. Nàng nằm im, không nói một lời, thân hình không hề động đậy. Tôi trườn lên trên người nàng. Thằng nhỏ của tôi căng cứng. Mặt tôi cúi xuống áp sát vàp mặt nàng, đôi môi thèm thuồng khao khát của tôi vươn tới đôi môi hồng tươi của nàng”.Đoạn văn hoàn toàn là một sự liệt kê không hề miêu tả để tránh gây gợi cảm cho người đọc. Nhịp văn nhanh hơi có phần bạo liệt nhằm mô tả đúng về hành động bản năng của chàng trai. Xin hỏi nhỏ các chàng trai một câu Liệu trong hoàn cảnh như đoạn văn mô tả mà cô gái lại nằm im không hề kháng cự liệu các bạn có dừng lại được không? Thú thật, nếu là tôi thì tôi không thể dừng lại được. Khi viết truyện, nhất là truyện ngắn đừng bao giờ viết rằng “ Đó là một chàng trai tốt” hãy dấu kín điều ấy đi và đặt nhân vật vào những hoàn cảnh thật đặc biệt để tự nhân vật bộc lộ mình.Còn về cô gái, lúc đầu cô ta đến với chàng trai rõ ràng là một toan tính nhưng cô ta bị nhân cách của chàng trai chinh phục.“Người tôi chưa chui ra khỏi cái màn thì cô gái nhỏm ngồi dậy ôm chặt lấy tôi, đầu cô gục vào vai tôi. Không nghe thấy tiếng khóc nhưng người cô rung lên và vai tôi ấm nóng. Chúng tôi cứ ngồi im như thế rất lâu. Cô xoay người tôi quay lại, nép vào ngực tôi một cách tin cậy rồi thầm thì.-Em xin lỗi. Anh hãy ở lại đây với em đêm nay. Em xin anh.Mùa xuân gần lại môi tôi và lần này thì đến lượt nàng cuồng nhiệt. Ánh mắt của nàng nồng nàn, thiêu đốt. Nàng rên lên khe khẽ, người cong lên đón nhận và dâng hiến.”Đoạn này nhịp văn chậm rãi và dàn trải và đầy gợi cảm diễn tả đúng tâm lý nhân vật. Gợi cảm! Tôi công nhận điều đó! Nhưng không sex! Mà tôi đã nói rồi sao không gợi cảm được khi viết về cái điều thăng hoa nhất của cuộc đời. Tuy nhiên đoạn này lại lột tả được nhân vật cô gái. Trong quan hệ tình dục, con người khác với con vật là ở chỗ ngoài sự thỏa mãn về sinh lý con người còn một sự hưởng thụ khác đó là sự thỏa mãn về tinh thần, tình cảm. Sự thỏa mãn về sinh lý có thể là giống nhau trong các lần quan hệ nhưng sự thỏa mãn về tâm lý, tinh thần không bao giờ giống nhau. Cô gái đã nhiều lần quan hệ nhưng chắc chắn rằng đây là lần đầu tiên cô được hưởng thụ từ sex về phương diện tinh thần, tình cảm. Cô gái đã từng lầm lỡ, không thể coi đây như là một lần quan hệ bình thường. Phải coi đây là biểu hiện của sự tha thứ vì chàng trai đã dừng lại. Cái hành vi bản năng đã chấm dứt. Quan hệ tiếp theo đằng sau sự dừng lại đó tính chất của nó đã thay đổi và chính vì điều đó chàng trai mới quyết định giữ đứa bé lại. Thế mà cô ta lại bỏ đi. Thật đáng giận biết bao. Trong cuộc đời của một con người không thể tránh được những sai lầm nhưng phải nhớ rằng có những sai lầm là không thể tha thứ. Đó chính là thông điệp tôi muốn gửi đến những cô gái trẻ nằm sâu trong đoạn sex nàyViết về sex không dễ. Đọc về sex cũng không dễ. Sao ta phải né tránh sex? Khi mà thông qua sex có thể lột tả được sự kì diệu của tình yêu. Chỉ có điều hãy nhớ trong sex có cả cái cao thượng lẫn với cái nhơ bẩn, cả cái xấu lẫn cái tốt cả cái dục vọng thấp hèn lẫn cái cao đẹp của con ngườiHà nội 20–8–2011

Nguồn sưu tầm : Blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/11/16/thu-ban-mot-chut-ve-sex-trong-van-hoc/

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

(12) Hãy ăn mừng nếu con bạn rất bướng


Con muốn làm theo ý mình, con hay cãi... là cách con trưởng thành và tự đứng vững?!




Nhiều lúc chỉ muốn quát lên bởi con ương bướng, chỉ muốn làm theo ý mình. Ảnh minh họa.


Mẹ có muốn một đứa con lúc nào cũng ngoan, răm rắp theo lời mình không? Không, mẹ không muốn con lớn lên thành một cây Bonsai đẹp nhưng yếu ớt, còi cọc, không thể đứng vững trong gió bão.


Con mới 3 tuổi mà lắm lúc mẹ đã phát cuồng vì con thích gì làm nấy, cãi mẹ nhem nhẻm, làm nhà cửa loạn hết cả lên.
Buổi chiều đi làm về, mẹ bảo con ngồi chơi xếp hình để mẹ nấu nướng. Mải mê rửa rau, kho cá, làm nem rán, ngoảnh ra thì con mở ngăn kéo, lôi ra một đống lọ gia vị, nào xúp nào muối, lấy tay chấm mút.
Giờ ăn, bố mẹ chấm nem vào nước mắm cay xè, con nhất quyết phải chấm cho bằng được. Bố bảo cứ cho con thử, mẹ không cho vì sợ con lại khóc lóc ầm ĩ vì cay. Con cứ đi lòng vòng quanh mâm, đòi lao vào chấm. Mẹ lại càu nhàu, con với cái, đến là mệt, bữa ăn cũng không được yên.
Ăn cơm xong, mẹ cho con chơi với bố để ngồi gập quần áo. Trong lúc bố mải xem tivi, con chạy lại đống đồ mẹ gập, leo lẻo cái miệng “cho con gập với”, hậu quả là đống đồ mẹ vừa xếp gọn gàng bị xới tung, mỗi nơi một thứ. Bế con lại giao cho ba “canh giữ”, mẹ phải ngồi gập lại đống đồ.
Giờ đi ngủ, đọc hết bộ 10 cuốn nhỏ rồi, mắt mẹ đã díp hết cả lại mà con vẫn “đọc tiếp”, “đọc tiếp” mẹ ơi, bảo thế nào cũng không được. Mẹ lại hét lên, con lại khóc, 10h đêm cả nhà vẫn ầm ĩ chiến sự.
Con ngủ rồi mà mắt vẫn còn đẫm nước, cái miệng bé xíu hồng hồng thì bĩu lên, bướng bỉnh. Nhìn con ngủ mẹ mới nhận ra, nguyên nhân những trận chiến giữa hai mẹ con ta không chỉ vì con bướng, con lì, con chỉ thích làm theo ý mình mà chính mẹ cũng vậy, mẹ muốn con làm theo ý mình. Cứ nghe lời mẹ, làm theo mọi điều mẹ nói, không làm phiền nhiễu mẹ, sẽ được gọi là ngoan.
Nhưng liệu mẹ có muốn một đứa con lúc nào cũng răm rắp nghe lời mình, bảo gì nghe nấy, không chính kiến, không lập trường không? Không, chắc chắn là không.
Có một điều mâu thuẫn mà chính mẹ cũng như nhiều ông bố bà mẹ khác thường mắc phải. Khi còn nhỏ, chúng ta muốn con cái nghe theo lời mình, làm những điều mà bố mẹ chỉ bảo, không phản kháng, không cãi cọ. Thế rồi, đến lúc con tự mình bước ra cuộc đời, ta lại muốn con mình tự lập, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Như thế, chẳng khác gì mong con bơi giỏi, thả chúng ra biển lớn, trong khi chẳng bao giờ dạy con cách bơi.
Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên từng so sánh đứa trẻ bị uốn nắn làm theo mọi điều bố mẹ yêu cầu, bất chấp sở thích, lập trường của nó như một cây Bonsai. Con sẽ có hình dáng đẹp, nhưng theo khuôn mẫu, còi cọc và yếu đuối. Nhưng rõ ràng con cũng không thể là cái cây mọc trong rừng, phát triển tự do thế nào cũng được.
Con mình nên được lớn lên giống như một cái cây trong vườn quốc gia, có không gian, môi trường tốt để phát triển, phát huy hết khả năng, sở trường của mình, mà không bị nguy hiểm.
Thế thì, trong chừng mực nào đó, hãy để con làm những điều con muốn: cho con chọn sẵn quần áo từ tối hôm trước, gõ nhạc trên nồi niêu miễn là con sẽ cất lại như cũ sau khi chơi xong, học cách gập quần áo dù lúc đầu sẽ phá tung đống đồ mẹ gập, thử ăn món nước chấm cay xè để rồi lần sau không bao giờ dám khóc đòi nữa…
Bởi vì nếu con được lựa chọn, được làm theo ý mình, được trải nghiệm, để rồi chịu trách nhiệm, nhận kết quả về hành vi của mình, trong chừng mực không gây nguy hiểm cho con và ảnh hưởng đến người khác, là cách con lớn lên, tự đứng vững trên chân của mình để bước ra cuộc đời.


Theo Kiến thức

(11) Thanh Niên: Văn chương và tình dục




Bài trên báo Thanh Niên ngày 08/08/2012



Tại cuộc tọa đàm ở trại viết lý luận phê bình văn học do Hội Nhà văn VN vừa tổ chức tại Cửa Lò (Nghệ An), bản tham luận Văn chương và tình dục của nhà phê bình Bùi Việt Thắng (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã gây sự chú ý.
Trong tham luận Văn chương và tình dục, ông Thắng bày tỏ quan điểm: Tình dục thuộc về bản năng gốc của con người. Viết về tình dục một cách nghệ thuật, trên tinh thần nhân văn là một trong những nhiệm vụ cao cả của văn chương chân chính từ xưa tới nay. Đồng thời tình dục được hiểu là một mặt của tình yêu, tình yêu và tình dục như là hai mặt của một tờ giấy.
Tình dục không phải là vùng cấm của văn chương. Ở đây cần nhắc lại một định đề tưởng như rất cũ nhưng luôn luôn mới “không phải là viết về cái gì mà là viết như thế nào”. Ai bảo Chí Phèo của Nam Cao không viết về tình dục? Nhưng sở dĩ Nam Cao là nhà văn lớn là vì, vượt lên trên chuyện tình dục giữa Chí Phèo và thị Nở là câu chuyện về tình thương lớn, một tình thương có khả năng cứu rỗi con người.
Quan sát văn chương VN đương đại, ông Thắng nhận xét: Số lượng tác phẩm viết về tình dục ngày càng gia tăng mà dòng văn chương “thân xác” đang chiếm thị phần lớn. Và có thể kể hàng loạt cuốn sách bán chạy gần đây vì có hơi hướng tình dục như: Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Ổ rơm của Trần Quốc Tiến, Gái điếm của Nguyễn Văn Học, Chuyện lan man đầu thế kỷ của Vũ Phương Nghi, Bờ xám của Vũ Đình Giang, Lạc giới (tên ban đầu Điếm trai) của Thủy An Na…

Tình dục không phải là vùng cấm

Nhận định về sự gia tăng của dòng văn chương “thân xác”, ông Thắng cho rằng: trước hết là do cơ chế thị trường khiến các tác giả và cả nhà xuất bản phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của các đầu nậu làm sách. Với tư nhân vấn đề lời lãi là trên hết, khi làm sách họ nghiên cứu thị trường khá kỹ lưỡng và thấy sách viết về tình dục thường bán chạy. Vì vậy, các tác phẩm thuộc dòng “văn chương thân xác” xuất hiện ào ạt là điều khó tránh khỏi khi đầu nậu sách và người viết cũng muốn thỏa mãn thị hiếu của người đọc và dòng văn chương “thân xác” chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề nổi mà chưa đi sâu vào lý giải căn nguyên gốc rễ về tình dục.
Nhìn nhận một cách thẳng thắn, nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên cho rằng: Bản chất của văn chương tình dục là ngợi ca cái đẹp, chỉ có văn chương nhục dục, văn chương thân xác mới gây sự phản cảm đối với xã hội. Các nhà văn lớn của thế giới đều đã hơn một lần viết về tình dục. Nhưng họ đã thành công khi viết về tình dục, vì đó là một thứ tình dục có tác dụng làm con người trở nên mạnh mẽ hơn, thanh cao hơn. Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn trong tiểu thuyết Báu vật của đời cũng viết về tình dục như một mặt quan trọng trong đời sống của con người ở một xứ sở vốn được coi là hà khắc về lễ giáo, đạo đức. Nhà văn G.Marquez trong tác phẩm Ký ức buồn về những cô gái điếm trong đời tôi đã kể một câu chuyện đầy tình người, một cách ứng xử văn hóa, nhân văn giữa một thế giới xô bồ và hỗn độn…



Bìa một số sách được đánh giá có nhiều cảnh nóng



Viết thế nào cho có tính nghệ thuật và nhân văn

Trước hiện tượng các nhà văn trẻ thế hệ 7X và 8X viết nhiều về tình dục, nhà văn Bùi Việt Thắng nhận xét: Điều này cũng không khó giải thích, bởi tình cảm và tình yêu của tuổi trẻ gắn chặt với tình dục, những cấm kỵ về tình dục đối với các thế hệ trước thì nay được giải phóng triệt để đối với tuổi trẻ. Nhưng văn chương tình dục của giới trẻ hôm nay có xu hướng kích thích ham muốn bản năng hơn là thanh lọc và nâng cao tâm hồn con người. Vấn đề quan trọng đặt ra là: viết về tình dục như thế nào cho có tính nghệ thuật, cho có tính nhân văn? Ở đây đòi hỏi bản lĩnh sống cũng như bản lĩnh nghệ thuật của nhà văn.
Bàn luận về vấn đề văn chương và tình dục là một điều không cùng và khó khăn vì nó rất nhạy cảm, dễ động chạm và dễ gây tranh luận. Và trong khi tranh luận, một số người sẽ bị quy kết là bảo thủ, một số người được gọi là đổi mới theo hướng cấp tiến. Nhưng bảo thủ hay cấp tiến đều không phụ thuộc vào tinh thần phê phán hay cổ súy tình dục. Suy cho cùng, tình dục bản thân nó là quà tặng của tự nhiên cho con người. Điều quan trọng là thái độ của con người đối với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho mình.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà: Có một số nhà văn trẻ hôm nay viết về tình dục mà không mang nội hàm sâu sắc của tình dục, nó khơi gợi bản năng nhục cảm nhiều hơn với những chuyện tình không sạch sẽ và rất nhạt nhòa.Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Văn chương tình dục của một số tác giả trong nước hiện nay mới chỉ phản ánh bề nổi theo hướng nhục dục chứ chưa khắc họa được vẻ đẹp lãng mạn của tình dục, tình yêu và tâm trạng sâu lắng của con người.


Các nhà văn trẻ nói gì?



Di Li: Các nhà văn Việt viết về tình dục như một lẽ đương nhiên, nhưng phần lớn mang tính chất liệt kê, miêu tả chưa được đẹp, chưa thẩm mỹ. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định chưa hề có một dòng văn học tính dục ở nước ta.



Trong một số tác phẩm của tôi, khi cần thiết, tôi vẫn đưa những yếu tố tình dục vào, nhưng không chủ trương nhấn mạnh.


Dương Bình Nguyên: Tình dục trong văn chương cần đạt được yếu tố thẩm mỹ và phải đưa ra được thông điệp. Điều này đòi hỏi người viết phải có chiều sâu và sự trải nghiệm lớn.





Chính vì thế, tôi thường không dám đi sâu vào miêu tả tình dục, bởi vì tôi nghĩ nếu mình cứ cố làm một thứ mà mình không giỏi, thì chẳng khác nào khoe hết điểm yếu của mình.


Trần Thu Trang: Về cách viết, tôi không thích gán cho tình dục những thông điệp ẩn dụ quá nghiêm trọng, đó đơn giản chỉ là việc diễn ra thường xuyên trên giường của nhiều người.





Tôi dùng phương pháp tả thực trong chừng mực cho phép và thường cố gắng viết trau chuốt một chút.


Nguyễn Đình Tú: Nhìn ở góc độ trăm hoa đua nở thì đây là một điều đáng mừng. Nhưng đi vào bản chất thì có người viết hay, viết dở. Song, cần phải xem lại những người thích quy chụp tình dục là suy thoái, suy đồi.





Nhìn lại những tác phẩm nước ngoài nổi tiếng cũng rất sex. Các nhà văn Việt cũng có quyền được miêu tả điều này. Có buồn chăng chỉ là trời cho các nhà văn Việt tài còn ít nên miêu tả liên quan đến sex chưa đẹp, chưa hay.


Keng: Trước đây tôi thường viết về những chuyện tình không gắn liền với hôn nhân, không cả sự ràng buộc với quy chuẩn đạo đức của xã hội. Đơn thuần đời sống tình dục của các nhân vật xuất phát từ bản năng và lối sống hiện sinh hoặc như một góc khuất để người ta tạm thời đắm chìm vào đó.





Đôi khi tình yêu không hề tồn tại trong phương thức gắn kết đầy nhục cảm giữa các nhân vật, bởi tôi không mô tả nó theo kiểu tình-dục-thuần-túy mà nhìn nó như kiểu tình-dục-thiết-yếu đối với đời sống hoài nghi và lạc lối của người trẻ.


Ngọc Bi (thực hiện)
Ảnh: nhân vật cung cấp


Sưu tầm từ blog Keng :
http://kenglink.com/thanh-nien-van-chuong-va-tinh-duc.xml

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

(10) Vượt qua địa ngục

"Tình yêu" là gì nhỉ? Thánh Valentine là vị thánh bảo hộ cho tình yêu. Mà ông này rất oái oăm, lại vì tình yêu mà chết trong khi bị giam trong ngục. Vậy phải chăng Tình yêu - hiểu theo nghĩa trực diện nhất, chính là sự kết tinh của ngục tù và chết chóc.





Xét theo trình tự thời gian cộng với diễn biến tâm lý, xin chia tình yêu thành: trước khi yêu, trong khi yêu và sau khi yêu để thấy rõ được cái “ngục tù và chết chóc” một cách rõ ràng và cụ thể nhất.
"Không kể trước, trong hay sau khi yêu, bản thân bạn chính là mấu chốt, là thứ mà phải đấu tranh nhiều nhất. Suy nghĩ tích cực để tình yêu bớt ngột ngạt – đó là phương châm để khiến “địa ngục nở hoa”. "

Trước khi yêu, cũng có nhiều kiểu tâm tình khác nhau, mà điển hình là hai loại: yêu đơn phương và yêu đa phương. Cho dù là thế nào đi nữa, thì kẻ si tình thường là đàn ông. Hạng Vũ, Lã Bố ngày xưa “hoành tráng” là thế mà cũng chết bởi hám sắc đẹp của Ngu Cơ, Điêu Thuyền. Hay như Từ Hải, yêu nhiều cũng đến nước “chết đứng”. Nói vậy là để biết cái “lợi bất cập hại” của tình yêu. Tuy nhiên, để đến được cái nước “phải chết” như đã kể trên thì phải qua công đoạn quan trọng nhất – tỏ tình.





Vâng, cái sự tỏ tình có nhiều kiểu “sống không ra sống, chết chẳng ra chết” lắm, để rõ hơn, xin dành vài phút cho minh họa.

Chàng và nàng học cùng trường, cùng ở Ký túc xá. Cả hai “tình trong như đã, mặt ngoài còn…vênh”. Một đêm đẹp giời nọ, chàng xếp hoa thành trái tim dưới sân Ký túc xá nữ, hát hò, gọi tên nàng ầm ĩ trong đêm. Nàng cảm động bước xuống, hai người quỳ giữa trái tim hoa hồng, nắm tay, hôn hít dưới sự chứng kiến của hàng chục khán giả trong tình trạng mắt nhắm mắt mở, đầu vò tóc rối, quần áo xộc xệch vừa phi từ giường ra hành lang để “hóng chuyện”. Lãng mạn chưa được 5 phút thì bảo vệ Ký túc xá ào đến, giải cả hai về “bót” để giải quyết. Kết cục, chàng và nàng ngậm ngùi cầm hai bản kỷ luật vì vi phạm nội quy trật tự trong Ký túc xá, dắt tay nhau ra ngoài thuê trọ.

Tuy nhiên màn tỏ tình kia vẫn còn hơi hơi có hậu vì chàng và nàng dù thế nào vẫn có nhau bên cạnh. Còn kiểu tỏ tình “hụt” hoặc người ta từ chối thẳng thừng trước đám đông mới thật là bẽ bàng. Một ngày nọ, khi mà cả thiên hạ háo hức đi mua quà tặng nhau, chàng hí hửng bày trò đặc biệt: thuê hẳn bộ đồ gấu Pooh – nhân vật hoạt hình nàng thích để mặc vào, cầm bó hoa thật long lanh, đứng đợi nàng dưới cổng trường, mặc kệ thời tiết nóng nực và đám đông bu quanh tò mò. Chàng đợi chờ từ trưa xuyên chiều, mòn mỏi, “ngốt người” mà chẳng thấy nàng đâu. Các phần tử hiếu kỳ cũng rời rụng chân tay vì chầu chực giơ máy ảnh, điện thoại ra nhằm ghi lại khoảnh khắc lãng mạn trước thiên hạ. Hoàng hôn buông xuống, có tin sốc: nàng đã “chuồn” về bằng cửa sau từ trưa. Chàng thẫn thờ. Đám đông tiếc rẻ, ái ngại nhìn “gấu Pooh” lếch thếch đi về.

Vậy đấy, nếu không có cách bộc lộ đúng đắn và hợp lý, thì ngay cả chưa yêu nhau được ngày nào, bể khổ đã ở trước các bạn rồi. Cũng nên bỏ cả ý định hỗ trợ màn “tỉnh tò” của mình bằng đám đông nếu bạn ấy là một người trầm tính, nếu không, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được một cái gật đầu, thậm chí còn “xấu hổ muốn chết” vì người ta không thèm đoái hoài cơ.
Trong khi yêu, có vô vàn những trở ngại. Khi hai người đã gần nhau hơn, thì những mặc cảm, xấu hổ, ngượng ngùng ngày trước không còn nữa, mà là hàng tá những khó khăn khác. Trở ngại từ phía gia đình, từ tôn giáo, tín ngưỡng, từ bói toán, từ dư luận, từ kẻ thứ ba và từ cả hai phía làm cho tính “địa ngục, chết chóc” của tình yêu càng được đà phát triển.

Trước hết, việc cha mẹ ngăn cấm là do đâu? Không phải cứ trong tình yêu, mà trong nhiều khía cạnh khác, các bậc sinh thành luôn cho rằng chúng ta còn bé, và chưa có kinh nghiệm. Trong khi đó, chúng ta lại cứ khăng khăng rằng mình đã lớn, và mình là người trong cuộc, là đối tượng trực tiếp nên những lý do của bố mẹ sẽ đều là nghịch lý cả. Xin thưa, nếu các bạn dùng ý nghĩ vị kỷ của mình mà soi xét tiếp tục, thì cuộc đời các bạn sẽ chỉ đến vậy mà thôi, đừng nói riêng gì tình yêu của các bạn sẽ tan vỡ không mảy may nghi ngờ. Nói vậy không có nghĩa là buộc các bạn phải nhất nhất làm theo lời bố mẹ. Điều cần làm là tìm ra được giải pháp, sao cho trọn vẹn, ổn thỏa đôi bên, vui cả làng. Nếu không cũng chỉ là ai lỳ hơn ai mà thôi, vô ích.





Các lý do khác cũng vậy. Muốn cưới thì phải theo đạo? Không hợp tuổi? Đừng tin vào những câu nói hợp vần ấy làm gì cả, chúng chỉ có nghĩa về mặt tượng thanh thôi. Một thằng được nhiều người coi là Thầy Tử Vi, Thầy Tướng số một FU như tôi xin thề là những thứ ấy chả là gì so với tình yêu cao cả của các bạn cả. Nếu yêu nhau, không thiếu gì cách hóa giải đâu. (Nhưng vấn đề là hóa giải cái gì, đó là hóa giải sự hoài nghi trong chính các bạn đấy).

Địa ngục cũng có nhiều thứ phải đấu tranh, và một trong những đối thủ quyết liệt và dai dẳng nhất là những kẻ mang mật danh “thứ ba”. Những kẻ này mang quan điểm “đồn nào có địch thì mới đánh, và đánh thắng thì mới thích”. Vậy nên họ rất hay đi cướp người yêu hoặc nhẹ hơn là mượn người yêu của kẻ khác. Lúc này, nước mắt và máu xương có thể đổ, nhưng quan trọng nhất vẫn phải vững niềm tin vào nhau. Khi bạn phân vân có nên tiếp tục hay không, tức là đã đến lúc chia tay. Nhưng nếu bạn phân vân rằng có nên chia tay hay không, thì lại là nên tiếp tục.

Sau khi yêu, phải chăng địa ngục đã kết thúc? Có thể lắm, nhưng ra khỏi địa ngục đâu hẳn hay ho, bởi lúc này, mới là lúc cái chết bắt đầu. Chết dần chết mòn vì đau khổ, thiếu vắng niềm tin, mất cảm giác yêu hoặc những thứ gì đại loại như là nuối tiếc.

Tuy nhiên, không kể trước, trong hay sau khi yêu, bản thân bạn chính là mấu chốt, là thứ mà phải đấu tranh nhiều nhất. Suy nghĩ tích cực để tình yêu bớt ngột ngạt – đó là phương châm để khiến địa ngục nở hoa đấy các bạn ạ.

Tóm lại, tình yêu là một vòng luẩn quẩn, vô vàn gian nan và trắc trở. Muốn vượt qua, có thể áp dụng quy tắc bộ ba bất biến:

Nếu không chấp nhận nó được, không thay đổi nó được, thì hãy kệ nó đi.
Nếu không kệ nó được, không thay đổi nó được, thì hãy chấp nhận nó đi.
Nếu không kệ nó được, không chấp nhận nó được, thì hãy thay đổi nó.
Bởi suy cho cùng, tình yêu cũng có hai mặt đối lập trong một thể thống nhất thôi mà. Vượt qua được địa ngục và cái chết, nhất định sẽ có ngày nhìn thấy ánh sáng.



http://www.tangthuphathoc.nethttp://nhonguoidaxa85-vothitramy.blogspot.com/2012/04/vuot-qua-ia-nguc.html
Được đăng bởi Võ Thị TRà My vào lúc 13:04


Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

(09) Những bài văn bất hủ của học trò

Những bài văn bất hủ của học trò

Read more: http://khotangdanhngon.com/nhung-bai-van-bat-hu-cua-hoc-tro#ixzz2GjgvYX4L


Học trò luôn có lối lập luận dí dỏm, tả thực đến bất ngờ.

Đề: Tả cảnh Hồ Gươm Tháp Rùa trông như cái nhà hoang, cầu Thê Húc uốn cong trông như con tôm luộc.

Đề: Tả con vẹt Con vẹt có cái mỏ khoằm khoằm như yên xe đạp Trung Quốc.

Đề: Tả cái cặp của em Đầu năm học, mẹ em mua cho em một cái cặp rất đẹp. Cái cặp màu nâu, được làm bằng da bò nên khi mở cặp ra, em ngửi thấy mùi bò trong cặp rất ngon.

Đề: Tả vườn nhà em Vườn nhà em rộng thênh thang nhưng bố mẹ em không chịu làm. Trong vườn có một cây mít nhưng năm nay mít không ra quả mít mà lại ra quả gấc.

Đề: Kể về thành viên trong gia đình Nhà em có nuôi một ông nội, sáng nào ông cũng ra sân ngáp ba ngáp.

Đề: Tả thầy giáo Trường em có thầy giáo tên Minh dạy toán. Ai ở trường cũng rất yêu quí thầy và gọi thầy là Minh "cute" bởi thầy rất đẹp trai và có nụ cười rất duyên.

Đề: Phân tích tác phẩm Hòn Đất Chị Sứ là một người có võ, bằng chứng là chị tung chân đá bay cái micrô trong tay thằng thiếu uý.

Đề: Tả Thánh Gióng đánh giặc Khi đánh giặc xong, Thánh Gióng khoác ba lô bay lên trời.

Đề: Tả con gà trống Nhà em có nuôi một con gà trống trông rất hùng dũng. Đầu nó tròn như trái ổi, cái mỏ nhọn như ngòi bút mực và cái mào đỏ nhấp nhô như sóng biển. Em rất yêu quý chú gà trống vì hàng ngày nó đẻ trứng cho ba mẹ và em ăn để tăng cường sức khoẻ.

Đề: Tả đêm giao thừa Tết năm nào cũng vậy, cứ đêm 30 Tết cả nhà em quây quần bên nồi bánh chưng, vừa uống nước chè vừa ngắm trăng.

Đề: Tả bạn thân của em Em năm nay đã lên lớp 8 rồi, em có nhiều người bạn thân nhưng em thân nhất là bạn Hoa. Bạn có nước da ngăm đen nhìn lâu mới thấy đẹp, bờ môi như 2 quả chuối hột và mông bạn to bằng cái vành nón.

Đề: Tả em bé Em bé của em trông rất đáng yêu. Khi cười trông rất giống ông cụ.

Đề: Tả ông em Ông em năm nay đã ngoài 90, tóc ông em mọc lún phún như lông chim.

Đề: Tả cảnh chợ Một lần em cùng mẹ đi chợ. Chợ vui lắm nhiều khi lại rì rào tiếng mấy cô bán hàng cãi nhau không biết lí do gì. Ngày nào cũng vậy. Em rất thích đi chợ.

Đề: Miêu tả giờ ra chơi của lớp em Một hồi trống báo hiệu giờ ra chơi, cả lớp em ùa ra như tổ kiến lửa bị em xịt nước.

Đề: Tả bạn thân Ngồi cạnh em là Khoa và Liên. Liên nói chuyện đều đều từ khi vào lớp đến lúc ra về làm em rất buồn ngủ. Còn Khoa thỉnh thoảng lại rống một tiếng giúp em giật mình tỉnh táo. Khoa và Liên là bạn thân của em, nhờ hai bạn mà em học tập rất tiến bộ.

Đề: Tả con lợn Nhà em có một con heo nái mới đẻ được ba con, hai con heo và một con lợn.

Đề: Tả ông em Ông em có mái tóc trắng như phân cò.

Đề: Tả pháo hoa ngày Tết Tối 30 Tết, bố em đưa em đi xem pháo hoa. Những chùm pháo hoa lung linh tuyệt đẹp như mưa thiên thạch.

Đề: Tả con mèo Nhà em không nuôi mèo nhưng em thấy mẹ em bảo bố em có một con mèo nhí, nếu mẹ bắt được con mèo nhí đó thì mẹ sẽ cắt cụt đuôi.

Đề: Tả mẹ em Chân mẹ em dài như hai quả mướp. Dáng mẹ đi yểu điệu như người say rượu.

Đề: Tả Hồ Gươm Nước Hồ Gươm xanh như nước rau muống luộc.

Đề: Tả vật nuôi trong nhà Nhà em có nuôi cá vàng, đã chết một số con, giờ còn bốn con. Cá vàng nhà em thường xuyên bị bỏ đói vì mọi người trong nhà quá bận rộn: bà nấu cơm, mẹ giặt quần áo, bố tưới cây, em em thì chơi còn em thì học bài. Em ngầm nghĩ cá vàng nhà em hay chết là vì thường xuyên bị bỏ đói.

Đề: Tả cây cổ thụ Làng em có một cây tên là cây cổ thụ rất to. Thân cây mập mạp, xù xì, lá xanh biếc, trên cành có những cọng dây rối mù lúc nào cũng xõa rũ rượi xuống đất. Chiều nào chúng em cũng ra gốc cây tỉa cành, bắt sâu, tưới cây cho cây được xanh tốt.

Đề: Tả con gà. Nhà em có nuôi 1 con gà trống, chú ăn rất khỏe lớn rất nhanh càng lớn chú càng giống gà mái.

Đề: Tả con gà trống. Nhà em có con gà trống rất to, chân dài. Hôm qua nó bị thiến rồi nên nó không đạp mái được nữa.

( Hết trang 10 ).

(08) Danh ngôn là gì?


Bạn đã bao giờ cảm thấy tuyệt vọng khi làm một việc gì đó mà bạn cho là rất quan trọng nhưng lại thất bại chưa? Bạn đã bao giờ cảm thấy cuộc đời này thật bất công và chẳng đáng sống? Hay bạn đã bao giờ đánh mất niềm tin vào mọi người và chính mình chưa? Tôi không biết bạn thì sao nhưng tôi đã từng như vậy và tôi nghĩ rằng chẳng ai muốn mình gặp phải những chuyện không vui đó. Tôi đã từng thất vọng tràn trề khi biết mình thi trượt đại học. Vào đại học đối với tôi mà nói không chỉ là một việc cần phải thực hiện mà đó còn là mong muốn của ba mẹ tôi, những người mà tôi luôn tôn kính và yêu thương. Thi trượt đại học, đồng nghĩa với việc tôi đã phụ lòng ba mẹ, làm ba mẹ thất vọng. Tôi đã nghĩ như vậy đấy. Tôi nhốt mình trong phòng chẳng để làm gì chỉ để ngủ và cố quên đi chuyện đó. Lang thang trên Internet tôi vô tình vào một trang web nào đó và đọc được một câu danh ngôn, câu danh ngôn đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi lúc bấy giờ. Và tôi đã hiểu rằng, thành công hay thất bại chỉ là do suy nghĩ của chính chúng ta mà thôi. “Chúng ta thường là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình khi chúng ta điên rồ tạo nên những chướng ngại trên bước đường dẫn đến sự thành công và hạnh phúc của mình” (Louis Binstock). Tôi bước vào học cao đẳng với suy nghĩ không đi đường thẳng thì mình đi đường vòng vậy. Và cũng chính tại đây tôi gặp được những người bạn thật tuyệt vời, chúng tôi đã có những khoảng thời gian học tập, vui chơi cùng nhau rất vui. Và giờ đây chúng tôi lại cùng nhau làm việc tại YoArts, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn kề vai sát cánh bên nhau. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi gặp họ. Tôi thiết nghĩ, có khi mình thi trượt đại học lại hay, vì nếu không như vậy thì sao tôi có thể gặp được những người bạn tốt của tôi.
Mỗi khi buồn, khi chán nản, khi mối tình đầu tan vỡ, khi gia đình tôi gặp chuyện không vui, hay khi mẹ tôi ốm rất lâu… tôi đều tìm đọc những câu danh ngôn vì chúng mang lại cho tôi những cảm nhận thật mới mẻ trong cuộc sống. Nhờ có chúng tôi thấy mình lạc quan hơn, yêu đời hơn và có cái nhìn tích cực hơn trong mọi vấn đề.
Nếu bây giờ bạn hỏi tôi, danh ngôn là gì mà lại có thể làm tôi thay đổi được như vậy thì tôi xin thưa với bạn rằng: Tôi không dám đưa ra định nghĩa danh ngôn là gì. Nhưng theo ý kiến của tôi, danh ngôn là những bài học vô cùng quí giá của người đời trước gửi gắm lại cho người đời sau, là những lời đúc kết về vấn đề nào đó trong cuộc sống, khá ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu. Và danh ngôn thường xuất phát từ những người có danh tiếng.
Tôi không biết khi đọc xong bài viết này bạn sẽ nghĩ gì nhưng đó là những tâm sự thật và những suy nghĩ của riêng tôi. Tôi đã tìm được cho mình những niềm vui trong cuộc sống từ những câu danh ngôn và tôi không muốn giữ nó cho riêng mình, tôi muốn chia sẻ nó với mọi người.
Trong cuộc sống bộn bề lo toan chắc chắn không ai không có những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản, buồn bã… Bạn hãy ghé thăm khotangdanhngon.com. Tôi tin rằng bạn sẽ có những giờ phút thật sự thoải mái sau một ngày làm việc mệt nhọc hay sau những giờ học căng thẳng… Chúc bạn luôn hạnh phúc!
Hoa Hồng Thủy


Read more: http://khotangdanhngon.com/danh-ngon-la-gi#ixzz2GjdN2JFM